PHÂN TÍCH CHI PHÍ TRỰC TIẾP Y TẾ TRONG ĐIỀU TRỊ THUYÊN TẮC HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019-2022

Trần Cát Đông1, Phạm Mạnh Hùng2, Bùi Minh Trạng3, Nguyễn Cao Đức Huy1, Lê Tuấn Minh2, Nguyễn Chí Thanh3, Nguyễn Thị Thu Thủy4,
1 Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Đánh giá Công nghệ Y tế
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh
4 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE - venous thromboembolism) có tỷ lệ mắc bệnh cao đặc biệt trên nhóm dân số lớn tuổi. Điều này góp phần làm gia tăng gánh nặng kinh tế với dân số Việt Nam đang có xu hướng già hóa. Hiện nay, tại Việt Nam phân tích chi phí điều trị VTE chưa được nghiên cứu đầy đủ. Đề tài sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang trên mẫu nghiên cứu bao gồm các đợt điều trị VTE trong giai đoạn 2019 – 2022 tại Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Tim mạch – bệnh viện Bạch Mai nhằm phân tích chi phí trực tiếp y tế trong điều trị VTE. Kết quả nghiên cứu trên  98 người bệnh với 160 đợt điều trị VTE ghi nhận chi phí điều trị có giá trị trung bình 1.499.583 VND (KTC 95%: 1.169.722 - 1.829.444 VND) cho 1 đợt điều trị ngoại trú và 15.185.660 VND (KTC 95%: 11.711.797 - 18.659.523 VND) cho 1 đợt điều trị nội trú. Với những đợt điều trị có sử dụng bảo hiểm y tế (BHYT), chi phí người bệnh chi trả có giá trị cao hơn BHYT ở cả điều trị ngoại trú và nội trú (62,47%; 54,78% tương ứng). Kết quả nghiên cứu cung cấp những thông tin cơ bản về chi phí trực tiếp y tế trong điều trị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch tại 2 trung tâm điều trị bệnh lý tim mạch lớn ở Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fernandez, M. M. và các cộng sự. (2015), "Review of the cost of venous thromboembolism", Clinicoecon Outcomes Res. 7, tr. 451-62.
2. Gussoni, G. và các cộng sự. (2013), "Real-world economic burden of venous thromboembolism and antithrombotic prophylaxis in medical inpatients", Thromb Res. 131(1), tr. 17-23.
3. Bùi Mỹ Hạnh và các cộng sự. (2019), "Chi phí điều trị trực tiếp do biến chứng huyết khối tĩnh mạch 90 ngày sau phẫu thuật", Tạp chí nghiên cứu y học.
4. Bullano, Michael F và các cộng sự. (2005), "Longitudinal evaluation of health plan cost per venous thromboembolism or bleed event in patients with a prior venous thromboembolism event during hospitalization", Journal of Managed Care Pharmacy. 11(8), tr. 663-673.
5. Galeandro, Aldo Innocente và các cộng sự. (2012), "Doppler ultrasound venous mapping of the lower limbs", Vascular Health and Risk Management. 8, tr. 59.
6. Khan, Faizan và các cộng sự. (2021), "Venous thromboembolism", The lancet. 398(10294), tr. 64-77.
7. Mahan, Charles E và các cộng sự. (2012), "Venous thromboembolism: annualised United States models for total, hospital-acquired and preventable costs utilising long-term attack rates", Thrombosis and haemostasis. 108(08), tr. 291-302.
8. Raskob, GE và các cộng sự. (2014), "ISTH Steering Committee for World Thrombosis Day", Thrombosis: a major contributor to global disease burden. Arterioscler Thromb Vasc Biol. 34(11), tr. 2363-2371.
9. Spyropoulos, Alex C và Lin, Jay (2007), "Direct medical costs of venous thromboembolism and subsequent hospital readmission rates: an administrative claims analysis from 30 managed care organizations", Journal of Managed Care Pharmacy. 13(6), tr. 475-486.
10. UNFPA Việt Nam và Nguyen Minh Duc, "Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam".