BỆNH QUANH RĂNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ MẮC HỘI CHỨNG THẬN HƯ TIÊN PHÁT

Minh Hằng Lương 1,, Minh Sơn Tống 1, Huy Thịnh Trần 2, Thị Mỹ Hạnh Trần 1, Thị Hằng Nga Đào 1
1 Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt-Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hội chứng thận hư (HCTH) là bệnh lý cầu thận hay gặp nhất ở trẻ em với tỉ lệ mới mắc hàng năm là 2 - 7/100000 trẻ trên tổng tỉ lệ mắc bệnh là 16/100000 trẻ. Tại Việt Nam (1981-1990) có 1414 trẻ mắc HCTH nhập Bệnh viện Nhi Trung ương, chiếm 46,6% tổng số bệnh nhân của Khoa Thận - Tiết niệu, trong đó 1358 trẻ được chẩn đoán HCTH tiên phát (91,0%). Theo y văn, những trẻ mắc HCTH có sự tác động phá hủy mô quanh răng khi sử dụng kéo dài các loại thuốc trong điều trị bệnh. Ngoài ra, sự nhập viện thường xuyên và chế độ ăn uống riêng biệt cũng ảnh hưởng đến việc chăm sóc vệ sinh răng miệng làm tăng tỉ lệ bệnh quanh răng ở trẻ. Nghiên cứu này nhằm mục đích mô tả thực trạng bệnh quanh răng và mối liên quan giữa bệnh và HCTH tiên phát ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện ở 407 trẻ). Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số trẻ viêm lợi và phì đại lợi độ 1, cao răng gặp nhiều nhất ở trẻ 13-18 tuổi, có mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh, số lần tái phát, thể bệnh, việc sử dụng loại thuốc điều trị và bệnh viêm lợi, phì đại lợi ở nhóm đối tượng nghiên cứu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Eddy AA, Symons JM. Nephrotic syndrome in childhood. Lancet Lond Engl. 2003;362(9384):629-639. doi:10.1016/S0140-6736(03)14184-0
2. Lê Nam Trà, Trần Đình Long, Đỗ Bích Hằng. Tình hình bệnh thận, tiết niệu của trẻ em được điều trị tại Viện Nhi 1981-1990. Kỷ Ếu Công Trình Nhi Khoa. Published online 1994:161-162.
3. Blue C, Isringhausen K. Raising Oral Health Awareness Among Nephrology Nurses. 2011;85(2):7.
4. Mihalaş E, Matricala L, Chelmuş A, Gheţu N, Petcu A, Paşca S. The Role of Chronic Exposure to Amoxicillin/Clavulanic Acid on the Developmental Enamel Defects in Mice. Toxicol Pathol. 2016;44(1):61-70. doi:10.1177/ 0192623315610822
5. Angelova ST. Oral Health in Children Suffering from Pyelonephritis and Nephrotic Syndrome. J Healthc Hyg. 2017;1(1). Accessed March 12, 2020. https://www.imedpub.com/abstract/oral-health-in-children-suffering-from-pyelonephritis-and-nephrotic-syndrome-21261.html
6. Babu NSV, Jana S. Assessment of Oral Health Status in Children Suffering from Nephrotic Syndrome. 2014;2(2):5.
7. Ulu Güzel KG, Yilmaz D, Abacigil F, PİRİNÇCİ S. Oral Aspects in Children with Nephrotic Syndrome - ProQuest. Published 2018. Accessed March 31, 2020. https://search.proquest.com/ openview/abefb6b2e8f40fb85a157c5240e86aab/1?pq-origsite=gscholar&cbl=236264.
8. Weraarchakul W, Weraarchakul W, Wisanuyotin S, Panamonta M. Enamel defect and gingival enlargement in pediatric patients with kidney disease at Srinagarind Hospital, Khon Kaen University, Thailand. J Med Assoc Thail Chotmaihet Thangphaet. 2014;97 Suppl 10:S75-81.