TỶ LỆ MẮC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN

Nguyễn Thúy Dung1, Phạm Thị Thanh Nga2, Nguyễn Thị Việt Hà3,
1 Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
2 Bệnh viện Nhi trung ương
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Viêm loét dạ dày tá tràng trẻ em có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn so với người lớn nhưng có xu hướng ngày càng tăng lên. Có sự khác biệt về các yếu tố nguy cơ của loét dạ dày tá tràng ở trẻ em so với người lớn. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ mắc bệnh và một số yếu tố liên quan đến bệnh loét dạ dày tá tràng ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang trên các trẻ 3-15 tuổi được chẩn đoán viêm, loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Kết quả: Tỷ lệ loét dạ dày tá tràng là 3,91%, trong đó chủ yếu là loét tá tràng (3,76%). Tỷ lệ loét ở trẻ trai và trẻ gái là 3/1. Tuổi trung bình là 11,6 ±2,8 tuổi. Các yếu tố liên quan đến tình trạng loét dạ dày tá tràng là tiền sử sử dụng corticoid, gia đình có người mắc loét dạ dày tá tràng và trẻ có bố mẹ anh chị em ruột sống chung nhiễm H. pylori. Kết luận: loét dạ dày tá tràng là bệnh lý thường gặp trong các bệnh lý tiêu hóa ở trẻ em tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Cần lưu ý chẩn đoán loét dạ dày tá tràng ở trẻ em đau bụng tái diễn có các yếu tố nguy cơ như tiền sử có sử dụng corticoid, gia đình có người mắc loét dạ dày tá tràng và gia đình có bố mẹ anh chị em ruột sống chung bị nhiễm H. pylori

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung J J, Kuipers E J, El-Serag H B, (2009), “Systematic review: the global incidence and prevalence of peptic ulcer disease”, Aliment Pharmacol Ther, 29 (9), pp. 938-946.
2. Guariso G, Gasparetto M, (2012), “Update on Peptic Ulcers in the Pediatric Age”, Ulcers. 2012;2012:9
3. Huang S C, Sheu B S, Lee S C, Yang H B, et al, (2010), “Etiology and treatment of childhood peptic ulcer disease in Taiwan: a single center 9-year experience”, J Formos Med Assoc, 109 (1), pp. 75-81.
4. Price AB. The Sydney System: histological division. J Gastroenterol Hepatol. 1991 May-Jun;6(3):209-22.s
5. Nguyễn Phúc Thịnh, Nguyễn Văn Trường, (2014), “Loét Dạ Dày Tá Tràng Do Helicobacter Pylori ở Trẻ Em Tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1 Tp.Hồ Chí Minh”, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
6. Kurata J H, Haile B M, (1984), “Epidemiology of peptic ulcer disease”, Clin Gastroenterol, 13 (2), pp. 289-307.
7. Kalach N, Bontems P, Koletzko S, et al. Frequency and risk factors of gastric and duodenal ulcers or erosions in children: a prospective 1-month European multicenter study. Eur J Gastroenterol Hepatol 2010;22:1174–81.
8. Đặng Thúy Hà, Phan Thị Ngọc Lan, Trần Thị Thanh Huyền và cộng sự, (2019), “Mối liên hệ giữa yếu tố độc lực của H. pylori và biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhi”, Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam, 61 (11), tr. 52-57.
9. Oderda G, Vaira D, Holton J, Ainley C, et al, (1991), “Helicobacter pylori in children with peptic ulcer and their families”, Dig Dis Sci, 36 (5), pp. 572-576.