ĐẶC ĐIỂM SIÊU ÂM TIM ĐÁNH DẤU MÔ NHĨ TRÁI Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP CÓ RUNG NHĨ CƠN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tìm ra sự khác biệt về kích thước và chức năng nhĩ trái trên siêu âm tim đánh dấu mô ở bệnh nhân tăng huyết áp có rung nhĩ cơn và không có rung nhĩ cơn. Đối tượng và phương pháp: trong thời gian nghiên cứu chúng tôi đã thu thập được số liệu từ 39 bệnh nhân tăng huyết áp có rung nhĩ cơn và 45 bệnh nhân tăng huyết áp không có rung nhĩ cơn để làm nhóm chứng. Kết quả: Bệnh nhân tăng huyết áp có rung nhĩ cơn có thể trạng béo hơn so với nhóm không có rung nhĩ cơn (BMI: 22,40 ±2,97 so với 20,42±2,61 kg/m2; p< 0,05). Nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có rung nhĩ có chỉ số thể tích nhĩ trái lớn hơn so với nhóm tăng huyết áp nhưng không có rung nhĩ (50,7±21,9 so với 46,3±19,1; p< 0,05). Chỉ số sức căng NT dương ở cả mặt cắt 2 buống và 4 buồng (thể hiện chức năng trữ máu) đều tăng cao hơn ở nhóm tăng HA có rung nhĩ cơn so với nhóm tăng HA không có rung nhĩ cơn. ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có rung nhĩ có sự mất đồng bộ rõ nét nhất về chức năng trữ máu và tống máu, còn chức năng bơm máu khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Chức năng nhĩ trái (co bóp, dẫn máu và trữ máu) trên siêu âm tim đánh dấu mô suy giảm ở cả bệnh nhân tăng huyết áp và rung nhĩ cơn. Khi có cả tăng HA và RN cơn phối hợp thì sự các chức năng có bóp mất đi, giảm chức năng dẫn máu và tăng chức năng trữ máu. Trong điều kiện tăng huyết áp mà có rung nhĩ thì nhĩ trái sẽ mất đi sự đồng bộ về co bóp
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: tăng huyết áp, rung nhĩ cơn, sức căng, tốc độ căng
Tài liệu tham khảo
2. Cameli, M., et al. (2012), "Left atrial deformation analysis by speckle tracking echocardiography for prediction of cardiovascular outcomes", Am J Cardiol. 110(2), pp. 264-9.
3. Eshoo, Suzanne, Ross, David L., and Thomas, Liza (2009), "Impact of Mild Hypertension on Left Atrial Size and Function", Circulation: Cardiovascular Imaging. 2(2), pp. 93-99.
4. Kowallick, J. T., et al. (2015), "Left atrial physiology and pathophysiology: Role of deformation imaging", World J Cardiol. 7(6), pp. 299-305.
5. Tanasa, A., et al. (2021), "A Systematic Review on the Correlations between Left Atrial Strain and Cardiovascular Outcomes in Chronic Kidney Disease Patients", Diagnostics. 11(4).
6. van de Vegte, Yordi J., et al. (2021), "Atrial fibrillation and left atrial size and function: a Mendelian randomization study", Scientific Reports. 11(1), p. 8431.
7. Yang, C. H., et al. (2022), "Left atrial booster-pump function as a predictive parameter for atrial fibrillation in patients with severely dilated left atrium", Quant Imaging Med Surg. 12(4), pp. 2523-2534.
8. Zhu, Mengruo, et al. (2019), "Clinical implication of disturbed left atrial phasic functions in the heterogeneous population associated with hypertension or atrial fibrillation", Cardiovascular Ultrasound. 17(1), p. 25.