NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH SIÊU ÂM VÀ CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT TIỆP

Nguyễn Hồng Phúc1,, Lê Thị Yến1, Hoàng Đức Hạ1,2
1 Trường Đại học Y dược Hải Phòng
2 Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: nghiên cứu này nhằm mục tiêu mô tả hình ảnh của siêu âm, chụp cắt lớp vi tính và đánh giá sự phù hợp về hình ảnh siêu âm và chụp cắt lớp vi tính của bệnh nhân VTC tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả chùm bệnh; chọn mẫu thuận tiện bao gồm toàn bộ bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn trong thời gian nghiên cứu từ tháng 12/2021-10/2022 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng. Kết quả và Kết luận: 49 bệnh nhân, tuổi trung bình là 48,2. Đặc điểm siêu âm: Tuỵ to 34,7%. ống tuỵ giãn 2%, thâm nhiễm quanh tuỵ 49%, dịch quanh tuỵ 46,9%, khoang gan thận 18,1%. Nguyên nhân cơ học: sỏi OMC 2%, giun chui ống mật 0%. Đặc điểm chụp CLVT: Tuỵ to 83,7%. ống tuỵ giãn 10,2%, thâm nhiễm quanh tuỵ 98%, dịch quanh tuỵ 91,8%, khoang gan thận 22,4%, khoang lách thận 10,2%. Nghiên cứu cho thấy có sự phù hợp vừa giữa hai phương pháp Siêu âm và chụp CLVT trên các đánh giá về kích thước tuỵ, dịch ổ bụng, nguyên nhân cơ học, dịch màng phổi và sự phù hợp thấp trong đánh giá ống tụy giãn, thâm nhiễm quanh tụy và dịch quanh tụy.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Trần Công Hoan (2008). Nghiên cứu giá trị của siêu âm, chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán và tiên lượng viêm tụy cấp, Luận án tiến sỹ Y học, Trường Đại Học Y Hà Nội: 15-20.
2. Nguyễn Tiến Quyết, Đỗ Kim Sơn và cộng sự (1995). Những nhận xét về chẩn đoán và kết quả điều trị 228 trường hợp VTC từ 1991-1993 tại bệnh viện Việt Đức, Tập san Ngoại khoa, Số chuyên đề “Hội nghị ngoại khoa về cấp cứu bụng và các cơ quan vận động”, (9): 168-176.
3. Nguyễn Anh Tuấn (2022). Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân viêm tuỵ cấp mức độ nặng theo phân độ CTSI tại Bệnh viện Bạch Mai. Y học Việt Nam, 521 (2): 1-4.
4. Jackson W.D (2001). Pancreatitis: etology, diagnosis and management. Gastroenterology and Nutrion, (13): 447-451.
5. Paul GL, Markus ML (2006). Pharmacological prevention & treatment of Acute pancreatitis: Where are we now ?. Dig Dis;24(1-2): 148-59.
6. Yang E, Nguyen NH, Kwong WT (2021). Abdominal free fluid in acute pancreatitis predicts necrotizing pancreatitis and organ failure. Ann Gastroenterol.;34(6): 872-878.