KẾT QUẢ NGẮN HẠN PHẪU THUẬT ROBOT ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG SAU HÓA XẠ TRỊ TIỀN PHẪU TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN

Nguyễn Phú Hữu1,2,
1 Bệnh viện Bình Dân
2 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Ung thư trực tràng là một bệnh lý ác tính phổ biến tại Việt Nam và bệnh nhân thường đến bệnh viện ở giai đoạn trễ. Điều trị ung thư trực tràng là điều trị đa mô thức (Phẫu thuật – Xạ trị - Hóa trị) nhưng phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị chủ yếu. Phẫu thuật robot cắt trọn bao mạc treo trực tràng (total mesorectal excision: TME) là một lựa chọn mới trong điều trị ung thư trực tràng đã được chứng minh hiệu quả và an toàn bởi nhiều nghiên cứu trước đây [1], [2]. Mục tiêu của chúng tôi là tìm hiểu tính an toàn và kết quả sớm trong việc sử dụng robot phẫu thuật ung thư trực tràng sau hóa xạ trị tiền phẫu. Thiết kế: Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca: 45 trường hợp ung thư trực tràng sau hóa xạ trị tiền phẫu được phẫu thuật bằng robot da Vinci thế hệ Si có tái lập lưu thông đường tiêu hóa tại bệnh viện Bình Dân trong (02 năm) từ 12/2020 đến 12/2022. Kết quả: Tỉ lệ nam: nữ là 1,25. Tuổi trung bình là 58 tuổi (29-79). Không trường hợp nào chuyển mổ mở. Thời gian phẫu thuật trên robot (console time) trung bình là 110 phút, tổng thời gian phẫu thuật 210 phút. Tổng số hạch thu được 15,3 ± 3,8, số hạch di căn 2,3 ± 1,7. Lượng máu mất trung bình 35,3 ± 14,8 ml, tỷ lệ diện cắt vòng quanh (CRM +) dương tính là 2,2%, chất lượng bao mạc treo hoàn chỉnh (TME) là 95,6%. Giai đoạn ung thư sau phẫu thuật: 5 TH giai đoạn I (11,1%), 30 TH giai đoạn II (66,7%), 10 TH giai đoạn III (22,2%). 1 TH biến chứng chảy máu trong lúc phẫu thuật. Sau phẫu thuật có 4 TH nhiễm trùng vết mổ, 1 TH bí tiểu do u xơ tuyến tiền liệt, 2 TH xì miệng nối được điều trị nội khoa thành công, 1 TH hẹp lỗ mở thông hồi tràng và 1 TH sa lỗ mở thông hồi tràng. Thời gian nằm viện trung bình 7,9 ngày (6-15 ngày). Không có trường hợp nào tái phát tại vị trí các port đặt cánh tay robot. Thời gian theo dõi trung bình 9,3 tháng (07-17 tháng). Kết luận: Phẫu thuật robot trong điều trị ung thư trực tràng sau hóa xạ trị tiền phẫu an toàn và khả thi về mặt ung thư học. Phẫu thuật robot giúp việc thao tác thuận lợi trong không gian chật hẹp của vùng chậu đặc biệt là những trường hợp sau hóa xạ trị tiền phẫu

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Baek JH, Pastor C, Pigazzi A. (2011). Robotic and laparoscopic total mesorectal excision for rectal cancer: a case-matched study. Surg Endosc (25), pp.521–525.
2. Jayne D., Pigazzi A., Marshall H., et al (2017). Effect of robotic-assisted vs conventional laparoscopic surgery on risk of conversion to open laparotomy among patients undergoing resection for rectal cancer the rolarr randomized clinical trial. JAMA - J Am Med Assoc, 318(16), pp.1569–1580.
3. Nasir M, Ahmed J et al (2016). Learning Curves in Robotic Rectal Cancer Surgery: A literature Review. J Min im Invasive Surg Sci, 5(4): e41196
4. Pigazzi A. et al (2010). Multicentric Study on Robotic Tumor-Specific Mesorectal Excision for the Treatment of Rectal Cancer. Ann Surg Oncol, 17(6), pp.1614-1620.
5. Ramos J.R., Miranda A.D., Torres W. et al (2014). Four-arm single docking full robotic surgery for low rectal cancer: techniques and post-operative outcomes. J Coloproctology, 34(2), pp.87–94.
6. Tzu-Chun Chen, Jin-Tung Liang (2022). Robotic versus laparoscopic surgery for rectal cancer after neoadjuvant chemoradiotherapy: A propensity-score matching analysis. Journal of the Formosan Medical Association 12, pp.1532-1540.
7. Yong Sok Kim et al (2015). Robotic Versus Laparoscopic Surgery for Rectal Cancer after Preoperative Chemoradiotherapy: Case-Matched Study of Short-Term Outcomes. Cancer Res Treat, pp.1-7.
8. Wenju Chang et al (2020). Short‑term and long‑term outcomes of robotic rectal surgery—from the real word data of 1145 consecutive cases in China. Surgical Endoscopy, (34), pp.4079–4088.