SỰ THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC SAU CAN THIỆP CHĂM SÓC GIẢM NHẸ NĂM 2023

Nguyễn Thị Hải Liên1, Đặng Huy Quốc Thịnh2, Lê Thị Kim Ánh3, Lê Nguyễn Thùy Khanh4, Lê Hoàng Linh1, Võ Thị Thùy Trang1, Lê Thị Uyển Nhi1, Nguyễn Quốc Đạt1,, Trần Thị Diễm Hằng1, Võ Minh Tuấn1
1 Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh
3 Trường Đại học Y tế Công cộng
4 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư một căn bệnh phổ biến và luôn là mối quan tâm sức khỏe trên toàn cầu. Với số lượng bệnh nhân tăng cao, đi kèm với nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ (CSGN) càng nhiều. Tuy nhiên, việc triển khai CSGN ở các cơ sở y tế còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu người bệnh. Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh ung thư tại Bệnh viện Thủ Đức sau can thiệp chăm sóc giảm nhẹ. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế phỏng thực nghiệm không có nhóm chứng so sánh trước và sau can thiệp (4 vòng). Sau 1 vòng đánh giá ban đầu và 4 vòng đánh giá sau can thiệp (1, 2, 4 và 8 tuần), có 115 người bệnh được theo dõi đầy đủ qua các vòng đang điều trị nội trú, ngoại trú tại Khoa Ung Bướu, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và người chăm sóc chính. Kết quả: Điểm CLCS tăng lên sau can thiệp, đặc biệt có ý nghĩa sau 2, 4 và 8 tuần. Ngoài ra, so với người đang đi làm, người bệnh đã nghỉ việc có điểm CLCS thấp hơn (KTC95%: -7,22 đến -1,72) Kết luận: Tóm lại, kết quả của nghiên cứu ở 5 lần đánh giá cho thấy điểm số CLCS có xu hướng tăng. Điểm số trung bình sau 8 tuần can thiệp so với điểm số CLCS trước can thiệp tăng từ 55,4 lên 65,4.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. American Cancer Society. Global Cancer Facts & Figures 3rd Edition. American Cancer Society; 2015.
2. Ferlay J, Colombet M, Soerjomataram, Mathers C, Parkin DM, al. e. Estimating the global cancer incidence and mortality in 2018: GLOBOCAN sources and methods. Int J Cancer. 2019;144(8):pg1941-53.
3. Worldwide Palliative Care Alliance. Global Atlas of Palliative Care at the End of Life. 2014.
4. The UPMC Palliative and Supportive Institute. Palliative care, yesterday and today 2014 [Available from: https://www.upmc.com/-/media/upmc/services/palliative-and-supportive-institute/resources/documents/psi-history-palliative-care.pdf?la=en&hash= D274963350CAD0BCAF51FA18139184D84F569A9E. Accessed on 20 April 2019.
5. Kimberly Green, Ly Ngoc Kinh, Luong Ngoc Khue. Palliative care in Viet Nam: Findings from a Rapid Situation Analysis in Five Provinces. 2006.
6. Krakauer E. L, Eric L, et al. Vietnam's Palliative Care Initiative: Successes and Challenges in the First Five Years. Journal of Pain and Symptom Management. 2010;40(1):pg27-30.
7. Schröder M. L, Stöckigt B, Binting S, Tissen-Diabaté T, Bangemann N, Goerling U, et al. Feasibility and Possible Effects of Mindful Walking and Moderate Walking in Breast Cancer Survivors: A Randomized Controlled Pilot Study With a Nested Qualitative Study Part. Integrative cancer therapies. 2022;21:15347354211066067.
8. Mishra S. I, Scherer R. W, Geigle P. M, Berlanstein D. R, Topaloglu O, Gotay C. C, et al. Exercise interventions on health-related quality of life for cancer survivors. The Cochrane database of systematic reviews. 2012; 2012(8):Cd007566.