KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ THUỐC KHÁNG ĐÔNG ĐƯỜNG UỐNG TẠI KHOA KHÁM BỆNH – BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đinh Hiếu Nhân1,
1 Đại học Y Dược TpHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Điều trị chống đông là một trong những biện pháp điều trị quan trọng nhất của nhiều bệnh lý nội – ngoại khoa thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau. Thuốc kháng đông đã được chứng minh hiệu quả trong điều trị dự phòng biến cố thuyên tắc huyết khối trong các trường hợp bệnh lý như rung nhĩ, van tim cơ học, huyết khối tĩnh mạch chi dưới v.v… Kết quả nghiên cứu trong thực hành lâm sàng hàng ngày sẽ góp  phần nhận định một cách chi tiết  hơn, cụ thể hơn tình hình sử dụng thuốc kháng đông và kết quả đạt được khi so sánh với những khuyến cáo hiện hành. Mục tiêu: Khảo sát tình hình điều trị của thuốc kháng đông đường uống tại Khoa khám bệnh – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang hồi cứu các trường hợp đang sử dụng thuốc kháng đông đường uống đến tái khám theo hẹn tại Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phồ Hồ Chí Minh. Kết quả: 237 trường hợp được chỉ định sử dụng thuốc kháng đông đường uống đến tái khám theo hẹn từ 2/2023 – 5/2023 với đầy đủ dữ liệu được thu thập đã được đưa vào khảo sát. Tuổi trung bình 67,68 ± 14,95, tỉ lệ nam: nữ = 0,95, thời gian theo dõi trung bình 23,72 ±23,95 tháng. Rung nhĩ là chỉ định điều trị thuốc kháng đông nhiều nhất (75,9%), tiếp theo là bệnh lý van tim cơ học (13,1%) và bệnh lý huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới (11,8%). Thuốc kháng đông thế hệ mới được chỉ định nhiều nhất chiếm 77,2%, thuốc kháng đông kháng vitamin K được chỉ định trong 22,8% và phần lớn là những chỉ định sử dụng bắt buộc. Liều thuốc kháng đông kháng vitamin K trong giới hạn trung bình (Warfarin 23mg/tuần, Acenocoumarol 9mg/tuần), liều thuốc kháng đông thế hệ mới theo khuyến cáo. Kết quả điều trị đạt kết quả tốt cho đến thời điểm kết thúc khảo sát. Kết luận: Thuốc kháng đông đường uống có thể sử dụng an toàn và hiệu quả trên những bệnh nhân có chỉ định sử dụng thuốc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Connolly SJ, Ezekowitz MD, Wallentin L, et al. Dabigatran versus warfarin in patients with atrial fibrillation. N Engl J Med. 2009;361:1139–51.
2. Patel MR, Mahaffey KW, Garg J, et al. Rivaroxaban versus warfarin in nonvalvular atrial fibrillation. N Engl J Med. 2011;365:883–91.
3. Granger CB, Alexander JH, McMurray JJ, et al. Apixaban versus warfarin in patients with atrial fibrillation. N Engl J Med. 2011;365:981–92.
4. Steffel J, Collins R, Antz M, et al. 2021 European Heart Rhythm Association Practical Guide on the Use of Non-Vitamin K Antagonist Oral Anticoagulants in Patients with Atrial Fibrillation, EP Europace, Volume 23, Issue 10, October 2021, Pages 1612–1676. https://doi.org/10.1093/europace/euab065
5. January CT, Wann LS, Calkins H, et al. 2019 AHA/ACC/HRS Focused Update of the 2014 AHA/ACC/HRS Guideline for the Management of Patients With Atrial Fibrillation: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines and the Heart Rhythm Society in Collaboration With the Society of Thoracic Surgeons. Circulation. 2019 Jul 9;140(2):e125-e151. doi: 10.1161/CIR.0000000000000665. Epub 2019 Jan 28. Erratum in: Circulation. 2019 Aug 6;140(6):e285. PMID: 30686041.
6. Hindricks G, Potpara T, Dagres N, et al. 2020 ESC Guidelines for the diagnosis and management of atrial fibrillation developed in collaboration with the European Association for Cardio-Thoracic Surgery (EACTS): The Task Force for the diagnosis and management of atrial fibrillation of the European Society of Cardiology (ESC) Developed with the special contribution of the European Heart Rhythm Association (EHRA) of the ESC. European Heart Journal 2021, 42(5): 373–498.
7. Leiria TLL, Pellanda LC, Magalhães E, et al. Comparative Study of a Portable System for Prothrombin Monitoring Using Capillary Blood against Venous Blood Measurements in Patients Using Oral Anticoagulants: Correlation and Concordance. Arq Bras Cardiol 2007; 89(1) : 1-5.
8. Eşkut N, Tamer P, Küsbeci ÖY, Ataç C, İnci İ. Evaluation of Time in Therapeutic Range in Patients with Cerebrovascular Disease Receiving Treatment with Warfarin. MKÜ Tıp Dergisi 2021;12(43):88-93.