KẾT QUẢ GHÉP GAN TỪ NGƯỜI HIẾN SỐNG ĐIỀU TRỊ TEO MẬT BẨM SINH Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Phạm Duy Hiền1,, Nguyễn Phạm Anh Hoa1, Vũ Mạnh Hoàn1, Trần Anh Quỳnh1, Tô Mạnh Tuân1, Nguyễn Lý Thịnh Trường1, Đặng Hanh Tiệp1, Trần Hùng1, Đặng Ánh Dương1, Trần Phan Ninh1, Lê Đình Công1, Hoàng Tùng Lâm1, Nguyễn Đức Hạnh1, Trần Đức Tâm1, Phan Hồng Long1,2, Nguyễn Thọ Anh1, Trần Xuân Nam1, Nguyễn Công Sơn1, Trần Thị Hồng Quyên1, Hoàng Ngọc Thạch1, Đỗ Văn Đô1, Phạm Thị Hải Yến1, Bạch Thị Ly Na1, Hoàng Thị Vân Anh1, Trịnh Thị Thủy1, Trần Minh Điển1, Lê Văn Thành3
1 Bệnh viện Nhi Trung Ương
2 Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Teo mật bẩm sinh (TMBS) và các bệnh xơ gan ứ mật là những chỉ định thường gặp nhất cho phẫu thuật ghép gan ở trẻ em. Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm và trung hạn phẫu thuật ghép gan từ người hiến sống điều trị TMBS ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 22 bệnh nhân (BN) được ghép gan từ người hiến sống tại bệnh viện Nhi trung ương từ tháng 7/2018 đến 11/2022. Kết quả: 22 BN trong đó có 10 BN nam (45,5%) và 12 BN nữ (54,5%). Tuổi trung vị 29,5 tháng (8 tháng – 14 tuổi). Cân nặng trung vị tại thời điểm phẫu thuật là 10,0 kg (7,5 – 26 kg). Mảnh ghép thùy gan trái được sử dụng ở 20 BN (91%), mảnh ghép gan phải được sử dụng ở 2 BN (9%), trong đó 9 BN (40,9%) bất đồng nhóm máu ABO. Không có biến chứng nào gặp phải ở người cho gan. 54,6% BN sau mổ có kết quả tốt. Chảy máu sau mổ (4 BN, 18,2%), hẹp tĩnh mạch gan (4 BN, 18,2%), rò dưỡng chấp kéo dài sau mổ (5 BN, 22,7%), 1 BN hẹp động mạch gan (4,5%), 1 BN thủng ruột sau mổ (4,5%) được mổ lại làm hậu môn nhân tạo, 1 BN tử vong sớm sau mổ (4,5%) do rối loạn đông máu, 1 BN (4,5%) tử vong sau 3 tháng do tình trạng nhiễm trùng tiến triển. Tỷ lệ sống sau 3 năm là 88,1%. Kết luận: Ghép gan là phương pháp điều trị có hiệu quả cho những trẻ bị TMBS với kết quả tốt sau 3 năm đạt 88,1%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Kasahara M., Umeshita K., et al (2017). Liver transplantation for biliary atresia: a systematic review. Pediatr Surg Int, 33(12), 1289–1295.
2. Sundaram S.S., Mack C.L., et al. (2017). Biliary atresia: Indications and timing of liver transplantation and optimization of pretransplant care. Liver Transpl, 23(1), 96–109.
3. Swenson S.M., Roberts J.P., et al. (2019). Impact of the Pediatric End-Stage Liver Disease (PELD) growth failure thresholds on mortality among pediatric liver transplant candidates. American Journal of Transplantation, 19(12), 3308–3318.
4. Tambucci R., de Magnée C., et al. (2021). Sequential Treatment of Biliary Atresia With Kasai Hepatoportoenterostomy and Liver Transplantation: Benefits, Risks, and Outcome in 393 Children. Front Pediatr, 9, 697581.
5. Zhu J.-J., Xia Q., et al. (2012). Living donor liver transplantation in 43 children with biliary atresia: a single-center experience from the mainland of China. Hepatobiliary & Pancreatic Diseases International, 11(3), 250–255.
6. Cortes-Cerisuelo M., Boumpoureka C., et al. (2021). Liver Transplantation for Biliary Atresia in Adulthood: Single-Centre Surgical Experience. JCM, 10(21), 4969.
7. Qiao G., Li L., et al. (2015). Conditional probability of survival in patients with biliary atresia after Kasai portoenterostomy: a Chinese population-based study. Journal of Pediatric Surgery, 50(8), 1310–1315.
8. Caglar C., Arif M., et al. (2016). Hepatopulmonary Syndrome and Liver Transplantation: A Recent Review of the Literature. JCTH, 4(1), 47–53.
9. Kasahara M., Umeshita K., et al. (2018). Living donor liver transplantation for biliary atresia: An analysis of 2085 cases in the registry of the Japanese Liver Transplantation Society. American Journal of Transplantation, 18(3), 659–668.