ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG LỆCH KHÚC XẠ 2 MẮT Ở HỌC SINH ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN MẮT NGHỆ AN

Trần Tất Thắng1,, Nguyễn Thị Thảo Trang1, Nguyễn Sa Huỳnh1
1 Bệnh viện Mắt Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng lệch khúc xạ 2 mắt ở học sinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả, tiến cứu trên 100 bệnh nhân có tật khúc xạ trong độ tuổi đi học từ 6-17 tuổi, khám có lệch khúc xạ tại Bệnh viện Mắt Nghệ An từ tháng 3 năm 2022 đến tháng 8 năm 2022. Kết quả. Có 79% bệnh nhân chênh lệch khúc xạ dưới 1D; 21 bệnh nhân (21%) có chênh lệch khúc xạ 2 mắt trên 1 D. Trong đó chênh lệch (1- 3D) chiếm 18% và chênh lệch nhiều (≥3D) chiếm 3%. Tỷ lệ lệch khúc xạ ở bệnh nhân có 2 mắt cùng tật khúc xạ chiếm tỉ lệ cao nhất (42,86%). Tỷ lệ lệch khúc xạ ở trẻ có 1 mắt chính thị trong tổng số trẻ có lệch khúc xạ là 42,56%. Tỷ lệ đeo kính cận (41,93%) cao hơn nhiều so với tỷ lệ đeo kính viễn (19,35%) và chính thị (4,83%). Có 11,5% số mắt đạt thị lực tốt từ 20/30 còn đa số mắt có thị lực <20/40 chiếm 70%. Sự khác biệt về tỷ lệ các mức thị lực mắt của bệnh nhân có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Không có sự khác biệt tỷ lệ lệch khúc xạ ở bệnh nhân giữa nam, nữ và các nhóm tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Anisometropia prevalence in a highly astigmatic school-aged population - PubMed. , accessed: 03/02/2022.
2. Tong L., Chan Y.-H., Gazzard G., et al. (2006). Longitudinal study of anisometropia in Singaporean school children. Invest Ophthalmol Vis Sci, 47(8), 3247–3252.
3. Deng L. and Gwiazda J.E. (2012). Anisometropia in Children from Infancy to 15 Years. Invest Ophthalmol Vis Sci, 53(7), 3782–3787.
4. Afsari S., Rose K.A., Gole G.A., et al. (2013). Prevalence of anisometropia and its association with refractive error and amblyopia in preschool children. Br J Ophthalmol, 97(9), 1095–1099.
5. Themes U.F.O. (2016). Theory and Practice of Spectacle Correction of Aniseikonia. Ento Key, , accessed: 02/16/2022.
6. Somer D., Budak K., Demirci S., et al. (2002). Against-the-rule (ATR) astigmatism as a predicting factor for the outcome of amblyopia treatment. Am J Ophthalmol, 133(6), 741–745.
7. Toma ç S. and Birdal E. (2001). Effects of Anisometropia on Binocularity. Journal of Pediatric Ophthalmology & Strabismus, 38(1), 27–33.
8. Nguyễn Thanh Vân (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ em, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.