THỰC TRẠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH CỦA CÁN BỘ Y TẾ TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG

Lê Thị Thanh Hoa1,, Nông Quang Trung2
1 Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên
2 Trung tâm Y tế huyện Hòa An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức quản lý điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của cán bộ y tế Trung tâm Y tế huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 201 cán bộ y tế. Số liệu được thu thập thông phỏng vấn trực tiếp. Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ cán bộ y tế có kiến thức đúng về triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 61,7%, kiến thức đúng về yếu tố nguy cơ hút thuốc lá/thuốc lào chiếm tỉ lệ cao nhất (51,7%), thấp nhất là yếu tố nhiễm khuẩn đường hô hấp (14,4%). Tỉ lệ cán bộ y tế có kiến thức đúng về hướng dẫn tập thở chiếm 22,9%, kiến thức đúng về tác dụng phụ của thuốc giãn phế quản chiếm 81,6%, kiến thức đúng về nhu cầu dinh dưỡng chiếm 75,1%, kiến thức đúng về thời điểm sử dụng kháng sinh chiếm 77,6%. Kết luận: Kiến thức về quản lý điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của cán bộ y tế chưa tốt. Cần phải tổ chức tập huấn về quản lý điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cho cán bộ y tế Trung tâm Y tế huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế, Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2014: Tăng cường dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm, 2015, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
2. Dương Thị Thu Cúc, Dương Quốc Hiền, Lê Phi Thanh Quyên và cộng sự, “Các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính”, Kỷ yếu hội nghị khoa học Bệnh viện An Giang, tháng 10/2014, An Giang, tr. 1-8.
3. Trần Thị Lý, "Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh COPD và hen ở một số đơn vị quản lý bệnh phổi mạn tính tại Việt Nam", Luận án Tiến sĩ, 2019, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Bùi Thị Minh Thái, Thực trạng năng lực phát hiện, quản lý điều trị một số bệnh không lây nhiễm tại các trạm y tế của thành phố Hà Nội và hiệu quả một số giải pháp can thiệp, 2016 - 2019, Luận án Tiến sĩ, 2020, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội.
5. Lê Thị Thảo, Nguyễn Thị Kim Quyên, Chu Thị Giang Thanh, “Thực trạng thực hành liệu pháp tập thở ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 55/2022- số chuyên đề hội nghị quốc tế, tr. 8 -13.
6. Abdulelah M Aldhahir, Jaber S Alqahtani, Ibrahim A AlDraiwiesh, et al, “Healthcare providers' attitudes, beliefs and barriers to pulmonary rehabilitation for patients with chronic obstructive pulmonary disease in Saudi Arabia: a cross-sectional study”, BMJ Open, 2022 Oct 27; 12(10): e063900. doi: 10.1136/bmjopen-2022-063900.
7. Löfdahl CG, Tilling B, Ekström T, et al, “COPD health care in Sweden - a study in primary and secondary care”, Respir Med, 104 (3), 2010, pp. 404 - 411.
8. Masayuki Itoh, Takao Tsuji, Kenji Nemoto, et al, “Undernutrition in patients with COPD and its treatment”, Nutrients, 18;5(4), 2013, pp. 1316 - 1335. doi: 10.3390/nu5041316.