MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ CHỤP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nhồi máu cơ tim cấp là một cấp cứu nội khoa với nhiều biến chứng nặng như sốc tim, rối loạn nhịp tim. Chụp động mạch vành qua da là biện pháp để xác định vị trí, mức độ tổn thương động mạch vành đồng thời can thiệp tái thông động mạch vành. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả chụp mạch vành qua da ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tại Bệnh viện hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 62 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp điều trị tại Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An. Kết quả: Tuổi trung bình là 72,5 ± 12,1 tuổi, nam giới chiếm 70,79%. Đa số bệnh nhân có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ đi kèm: tăng huyết áp (51,61%), rối loạn lipid máu (25,80%), hút thuốc lá (24,90%), đái tháo đường (22,50%), lạm dụng rượu (4,84%). Thời gian từ lúc đau ngực đến lúc nhập viện: trước 12 giờ là 58,06%, trước 24 giờ là 67,74%, sau 24 giờ 32,26%. Tỷ lệ hẹp một động mạch vành là 41,93%, hai động mạch vành là 45,16%, hẹp ba động mạch vành là 11,91%. Trong đó, 75,81% có hẹp LAD, 56,45% có hẹp RCA, 43,55% có hẹp LCX và 1,61% có hẹp động mạch phân giác. Kết luận: Đa số bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm. Tỷ lệ bệnh nhân đến bệnh viện có khả năng can thiệp mạch sau 24 giờ kể từ khi đau ngực còn cao (32,26%). Tỷ lệ hẹp một động mạch vành là 41,93%, hai động mạch vành là 45,16%, hẹp ba động mạch vành là 11,91% và đa số là hẹp độ 4 và độ 5.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhồi máu cơ tim cấp, chụp động mạch vành qua da
Tài liệu tham khảo
2. Ngô Quý Châu, Nguyễn Lân Việt (2016), Nhồi máu cơ tim cấp. Bệnh học Nội khoa. Tập 1: Nhà xuất bản Y học.
3. Lê Thị Thanh Hằng (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của nhồi máu cơ tim cấp ở nữ giới, in Luận án Tiến sĩ Y học: Học viện Quân Y.
4. Phạm Văn Hùng (2018), Đánh giá kết quả chụp và can thiệp động mạch vành qua da tại bệnh viện Đà Nẵng. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 80: p. 11-12.
5. Trương Hoàng Anh Thư (2006), Khảo sát tình hình theo dõi và điều trị bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cấp tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ năm 2003 - 2005. Tạp chí Y học, 2006: p. 45-50.
6. Patrick, T.O.G. (2013), 2013 ACCF/AHA Guideline for the Management of ST-Elevation Myocardial Infarction, R.o.t.A.C.o.C. Foundation, p. 144-164.
7. Jneid, H. (2012), 2012 ACCF/AHA Focussed Update of The Guidelines for the management of patients with unstable angina/non-ST-elevation myocardial Infartion. report of the American College of Cardiology Foundation. 60: p. 645-681.
8. Stephan D. Fihn, Julius M. Gardin, Jonathan Abrams (2012), 2012 ACCF/AHA/ACP/AATS/ PCNA/SCAI/STS Guideline for the Diagnosis and Management of Patients With Stable Ischemic Heart Disease. Circulation. 126: p. 354-471.