ĐIỀU TRỊ SA MỎM CẮT ÂM ĐẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐẶT VÒNG NÂNG TRÊN CA LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Kim Ngân Lý 1,, Minh Tuấn Võ 1
1 Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sa vòm âm đạo hay mỏm cắt âm đạo sau cắt tử cung là sự tụt xuống của đỉnh âm đạo sau phẫu thuật cắt tử cung. Sa mỏm cắt âm đạo sau cắt tử cung là một biến chứng hiếm gặp sau phẫu thuật cắt tử cung cả đường bụng và đường âm đạo. Nguy cơ sa mỏm cắt tăng lên khi cắt tử cung qua đường âm đạo. Tỷ lệ sa mỏm cắt âm đạo là 11,6% sau khi cắt tử cung vì bệnh lý sa tạng chậu và 1,8% cho bệnh lý khác của tử cung [4]. Ngày nay, có nhiều phương pháp để điều trị sa mỏm cắt âm đạo như phẫu thuật, tập cơ sàn chậu, đặt vòng nâng. Trong đó, phẫu thuật là một can thiệp hiệu quả cho những phụ nữ bị sa mỏm cắt âm đạo sau cắt tử cung. Nhưng đối với bệnh nhân già yếu, có nhiều bệnh lý đi kèm thì đặt vòng nâng vẫn là một lựa chọn điều trị bảo tồn có thể được cân nhắc như điều trị đầu tay. Tỷ lệ thành công với đặt vòng nâng điều trị sa tạng chậu sau cắt tử cung là 63,2% [3]. Cho thấy tỷ lệ thất bại sau đặt vòng nâng là khá cao. Một trong những yếu tố tiên lượng khả năng đặt vòng thất bại là đã phẫu thuật cắt tử cung. Tuy nhiên, chúng tôi giới thiệu một trường hợp điều trị sa mỏm cắt âm đạo thành công bằng phương pháp đặt vòng nâng, với chất lượng cuộc sống tăng mạnh. Bệnh nhân 73 tuổi, PARA 100010, sa mỏm cắt âm đạo độ III theo POP-Q. Bệnh nhân được đặt vòng nâng Gellhorn 57mm điều trị với điểm số PFDI-20 và PFIQ-7 trước đặt vòng nâng là 141.67 và 95.24. Sau 1 tháng theo dõi điểm số PFDI-20 và PFIQ-7 được cải thiện đáng kể với điểm số là 27.08 và 14.29.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Văn Huỳnh Thúy Xuân (2018), "Điều trị sa tạng chậu bằng vòng nâng âm đạo (Pessary): Cái nhìn mới cho vấn đề cũ", Tạp chí Y học sinh sản, 46, tr. 53-56.
2. Kaplan PB Sut N, Sut HK (2012), "Validation, cultural adaptation and responsiveness of two pelvic floor specific quality of life questionnaires, PFDI-20 and PFIQ-7, in a Turkish population", Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol, 162 (2), pp. 229-233.
3. Ma Congcong, Kang Jia, Xu Tao, et al. (2020), "Vaginal pessary continuation in symptomatic pelvic organ prolapse patients with prior hysterectomy", Menopause, 27(10), pp. 1148-1154.
4. Robinson Dudley, Thiagamoorthy Gans, Cardozo Linda. (2018), "Post-hysterectomy vaginal vault prolapse", Maturitas, 107, pp. 39-43.
5. Schulz J.A Kwon E (2007), "Pelvic Organ Prolapse - Pessary Treatment", Vol 4, Medilam, pp. 271-277.
6. SOGC (2013). Technical update on pessary use. National Guideline, Clearinghouse
7. Uzoma Azubuike, Farag K. A. (2009), "Vaginal vault prolapse", Obstet Gynecol Int, 2009, pp. 275621.