TÌNH HÌNH ĐA KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GRAM ÂM GÂY NHIỄM KHUẨN HUYẾT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH NĂM 2022

Nguyễn Thị Hải1, Lê Văn Hưng2,3, Vũ Huy Lượng2,3, Nguyễn Thị Hà Vinh2,3, Nguyễn Hoàng Việt2, Phạm Lê Anh Tuấn2, Lê Huy Hoàng 4, Nguyễn Văn An5, Lê Thị Huyền Trang6, Lê Hạ Long Hải2,3,
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Da liễu Trung ương
4 Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
5 Học viện Quân Y 103
6 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nhiễm khuẩn huyết (NKH) là một bệnh nhiễm khuẩn toàn thân nặng. Căn nguyên NKH chủ yếu do vi khuẩn (VK) gram âm gây ra. Sự lan tràn các chủng VK gram âm đa kháng kháng sinh (MDR) đã dẫn tới nhiều thách thức trong việc lựa chọn kháng sinh (KS) phù hợp và hạn chế các liệu pháp điều trị hiệu quả. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm xác định tỷ lệ VK gram âm gây NKH và mức độ kháng KS của chúng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2022. Kết quả: 161 chủng VK gram âm được phân lập trong bệnh phẩm máu. Tác nhân gây bệnh chính bao gồm E. coli (42,2%), B. cepacia (21,1%), K. pneumoniae  (14,9%) và A. baumannii (8,1%). Tỷ lệ giảm nhạy cảm KS của E. coli với các nhóm Cephalosporin phổ rộng là 58,7%, nhóm Fluoroquinolone là 52,2%, nhóm Aminoglycoside là 41,3%, nhóm Carbapenem là 6,5%. Ở K. pneumoniae tỷ lệ này lần lượt là 26,7%, 53,3%, 46,7%, 20,0% và ở A. baumannii là 20,0%, 20,0%, 40,0% và 30,0%. Tỷ lệ E. coli sinh Betalactamase phổ rộng là 34,8%, còn K. pneumoniae là 0%. Tỷ lệ MDR của 3 loại VK trên lần lượt là 87,0%, 60,0% và 30,0%. Tỷ lệ VK kháng KS mở rộng (XDR) cao nhất ở E. coli với 23,9%. Nghiên cứu ghi nhận được 2 chủng toàn kháng KS (PDR) là K. pneumoniae và P. aeruginosa. Các chủng B. cepacia vẫn còn nhạy cảm cao với Ceftazidime (100%) và Trimethoprim–Sulfamethoxazole (96,8%). Kết luận: Các tác nhân gây bệnh hàng đầu là E. coli, B. cepacia, K. pneumoniae và A. baumannii. KS ưu tiên trong điều trị NKH do Enterobacteriaceae là nhóm Carbapenem. Điều trị NKH do A. baumannii cần phối hợp Carbapenem, Cephalosporin phổ rộng và Fluoroquinolone. Đối với B. cepacia thì nên sử dụng Ceftazidime. Tình trạng VK đa kháng KS ở mức cao và đặc biệt là sự xuất hiện của các chủng PDR đã đặt ra thách thức lớn cho lâm sàng khi điều trị cho người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Y Tế (2017), Hướng dẫn thực hành kỹ thuật xét nghiệm vi sinh lâm sàng.
2. Hoàng Quỳnh Hương, Nguyễn Thanh Hằng (2019), “Nghiên cứu tình trạng kháng kháng sinh của một số chủng Enterobacteriaceae gây nhiễm khuẩn huyết phân lập được tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2018-2019”, Tạp chí Y học, 2019.
3. Dat, V.Q., et al. (2017), Bacterial bloodstream infections in a tertiary infectious diseases hospital in Northern Vietnam: aetiology, drug resistance, and treatment outcome, BMC infectious diseases, 2017. 17(1): p. 1-11.
4. Gandra, S., et al. (2016), Trends in antibiotic resistance among major bacterial pathogens isolated from blood cultures tested at a large private laboratory network in India, 2008–2014, International Journal of Infectious Diseases, 2016. 50: p. 75-82.
5. Giannella, M., et al. (2019), Prognostic utility of the new definition of difficult-to-treat resistance among patients with gram-negative bloodstream infections. in Open Forum Infectious Diseases. 2019. Oxford University Press US
6. Magiorakos, A.-P., et al. (2012), Multidrug-resistant, extensively drug-resistant and pandrug-resistant bacteria: an international expert proposal for interim standard definitions for acquired resistance, Clinical microbiology and infection, 2012. 18(3): p. 268-281.
7. Papadimitriou-Olivgeris, M., et al. (2021), Mortality of pandrug-resistant Klebsiella pneumoniae bloodstream infections in critically ill patients: a retrospective cohort of 115 episodes. Antibiotics, 2021. 10(1): p. 76.
8. Vlieghe, E.R., et al. (2013), Bloodstream infection among adults in Phnom Penh, Cambodia: key pathogens and resistance patterns, PLoS One, 2013. 8(3): p. e59775.