ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN SỐNG THÊM CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐT NHIỆT SÓNG CAO TẦN TẠI KHOA TIÊU HÓA BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Nguyễn Thanh Nam1,, Hoàng Văn Chương1, Đặng Quang Nam1, Hoàng Minh Vương1, Nguyễn Công Long1
1 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) là một trong những bệnh lý ác tính thường gặp có tiên lượng xấu và gây tử vong nhanh. Đốt sóng cao tần là một trong các phương pháp điều trị tại chỗ đơn giản, nhanh chóng hứa hẹn mang lại hiệu quả và ít tai biến, biến chứng. Mục tiêu của nghiên cứu: (1) Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát bằng phương pháp đốt nhiệt sóng cao tần theo mRECIST. (2) Đánh giá thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan được điều trị bằng phương pháp đốt nhiệt sóng cao tần. Phương pháp nghiên cứu: nghiêm cứu mô tả cắt ngang, cỡ mẫu thuận tiện. Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 10/2011 đến tháng 6/2017. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ đáp ứng sau điều trị 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng lần lượt là 96%, 96,7% và 91,3%, trong đó tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn tương ứng là 68,9%, 79,5% và 76,5%. Thời gian sống thêm toàn bộ trung bình là 51,4 tháng. Tỷ lệ bệnh nhân sống thêm sau 1 năm, 3 năm và 5 năm tương ứng là 94%, 74,2% và 43,2%. Thời gian sống thêm không tiến triển bệnh trung bình là 48,7 tháng. Kết luận: Đốt sóng cao tần là phương pháp điều trị tại chỗ có hiệu quả cao và giúp kéo dài thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Rossi S, et al (1993). Percutaneous ultrasound – guided radiofrequency electrocautery for the treatment of small hepatocellular carcinoma. interv Radiol, 8, 97 – 103.
2. Đào Văn Long (2009). Đánh giá kết quả điều trị ung thư gan bằng phương pháp đốt nhiệt sóng cao tần. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ. Bộ Y tế.
3. Wang N. Y., Wang C., Li W., et al. (2014). Prognostic value of serum AFP, AFP-L3, and GP73 in monitoring short-term treatment response and recurrence of hepatocellular carcinoma after radiofrequency ablation. Asian Pac J Cancer Prev, 15 (4), 1539-1544.
4. Trần Nhựt Thị Ánh Phượng, Lê Thành Lý, Nguyễn Đình Song Huy và cs (2015). Hiệu quả của đốt nhiệt sóng cao tần trên ung thư biểu mô tế bào gan không đáp ứng hoàn toàn với thuyên tắc hóa trị qua động mạch. Hội nghị Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam. Vinh, ngày 13 - 14/11/2015.
5. Yan K., Chen M. H., Yang W., et al. (2008). Radiofrequency ablation of hepatocellular carcinoma: long-term outcome and prognostic factors. Eur J Radiol, 67 (2), 336-347.
6. Pompili M., Saviano A., de Matthaeis N., et al. (2013). Long-term effectiveness of resection and radiofrequency ablation for single hepatocellular carcinoma =3 cm. Results of a multicenter Italian survey. J Hepatol, 59 (1), 89-97.
7. Đào Việt Hằng và Đào Văn Long (2016). So sánh kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp đốt sóng cao tần với hai hệ thống kim chùm LeVeen và kim Cooltip. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, tr. 173-179.
8. Gralnek I.M, Barkun A.N, Bardou M, et al. (2008). Management of Acute Bleeding from a Peptic Ulcer. New England Journal of Medicine, 359 (9), 928-937.
9. Zhang W., Luo E., Gan J., et al. (2017). Long-term survival of hepatocellular carcinoma after percutaneous radiofrequency ablation guided by ultrasound. World J Surg Oncol, 15 (1), 122.
10. Hà Vương Thu (2015). Nghiên cứu hiệu quả bước đầu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan kích thước trên 3cm băng phương pháp nút mạch hóa chất kết hợp đốt sóng cao tần, Luận văn bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.