THỰC TRẠNG KHẨU PHẦN CỦA PHỤ NỮ TỪ 20-49 TUỔI TẠI HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2020

Trần Thị Nhi1,, Lê Thế Trung1, Vũ Thị Én1, Bùi Thị Hương1, Nguyễn Thị Huyền Trang1
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả khẩu phần ăn; thói quen ăn uống của phụ nữ 20-49 tuổi tại 2 xã của huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Tổng số 193 phụ nữ 20-49 tuổi được phỏng vấn bằng phiếu hỏi và đánh giá khẩu phần ăn bằng phương pháp hỏi ghi khẩu phần 24 giờ qua. Năng lượng khẩu phần trung bình đạt 2017,8 Kcal/ngày đáp ứng 87,8% theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị với tỷ lệ Protein: Lipid: Glucid là 17,5: 16,8: 65,7. Các chất dinh dưỡng trong khẩu phần về protein: 87,8 g/ngày, lipid: 37,3 g/ngày, glucid: 331,9 g/ngày, canxi: 681,7 mg/ngày, sắt: 15,6 mg/ ngày, kẽm: 13,4 mg/ngày. Tỷ lệ Ca/P; lượng vitamin B2 và canxi, sắt, kẽm của khẩu phần thực tế của phụ nữ cơ bản đều chưa đáp ứng đủ theo nhu cầu khuyến nghị. Kết luận: Khẩu phần ăn 24 giờ thiếu cân đối về hàm lượng vitamin, khoáng chất trong khẩu phần ăn, đáp ứng thiếu vi chất dinh dưỡng còn cao so với khuyến nghị. Cần tiến hành các hoạt động truyền thông, giáo dục dinh dưỡng nhằm thay đổi nhận thức, thực hành dinh dưỡng của phụ nữ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hương Giang, Nguyễn Quang Dũng, Tình trạng dinh dưỡng, đặc điểm cấu trúc cơ thể của bà mẹ có con từ 1 đến 5 tuổi người Dao tại một số xã thuộc huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng năm 2014. Tạp chí Y tế công cộng 2017;44.
2. Bộ Y tế (2021), Công bố kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2019-2020, https://moh.gov.vn/ tin-noi-bat/-/asset_publisher/ 3Yst7YhbkA5j/content/bo-y-te-cong-bo-ket-qua- tong-ieu-tra-dinh-duong-nam-2019-2020.
3. Viện Dinh dưỡng (2010), Tình hình dinh dưỡng Việt Nam năm 2009-2010.
4. SCN (2010), Sixth report on the world nutrition situation: Progress in Nutrition, UN System Standing committee on Nutrition, Geneva.
5. Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế (2016), Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
6. UNICEF / WHO / World Bank (2017), Level and trends in child malnutrition, 1990-2017Joint Child Malnutrition Estimates.
7. Lê Thị Xuân Quỳnh, Phạm Thị Lan Anh Vương Thuận An (2018), "Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn và một số yếu tố liên quan của công nhân chế biến thủy hải sản tại công ty thủy đặc sản, Hồ Chí Minh năm 2017", Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm. . 14, 34-37.
8. Phạm Thị Diệp, Trần Thị Phúc Nguyệt Nguyễn Thị Kim Tiến (2017), "Khẩu phần ăn thực tế và một số thói quen sử dụng cá của người dân xã Xuân Thượng, Xuân Trường, Nam Định năm 2016", Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm. 13, số 6 (2).
9. Trần Thị Hồng Vân (2021), Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp bằng truyền thông giáo dục dinh dưỡng và bổ sung viên sắt trên phụ nữ độ tuổi 20 đến 35 tuổi ngƣời dân tộc Tày tại một số xã huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng, Đại học Y Hà Nội.
10. Olga P, García KZL, Jorge L R, Impact of micronutrient deficiencies on obesity. Nutrition Reviews. 2009;67(10):559–572.