TẦN SUẤT, MẦM BỆNH, CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ QUẢN LÝ NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU LIÊN QUAN TỚI ỐNG THÔNG Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ

Nguyễn Thị Hồng1,
1 Bệnh viện Hữu Nghị

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định tần suất, các yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn tiết niệu do ống thông ở bệnh nhân đột quỵ và đánh giá các can thiệp của điều dưỡng làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến ống thông ở bệnh nhân đột quỵ. Phương pháp. Nghiên cứu tiến cứu được thực hiện trên 119 bệnh nhân đột quỵ được đặt ống thông tại Bệnh viện Hữu Nghị trong suốt thời gian nhập viện. Kết quả: Tần suất nhiễm khuẩn tiết niệu do đặt ống thông ở bệnh nhân đột quỵ tại Bệnh viện là 34/119 (28,57%). Các mầm bệnh phổ biến nhất liên quan đến nhiễm khuẩn tiết niệu do đặt ống thông ở bệnh nhân đột quỵ là E. coli (46,15%), Candida albicans (23,07%), K. pneumoniae (15,38%) và P. aeroginosa (15,38%). Các yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn tiết niệu do đặt ống thông ở bệnh nhân đột quỵ gồm: Tuổi ≥80 tuổi (61,76 %), giới tính nữ (19/7, 27,00%), đái tháo đường (5/34, 14,70%), mức độ nghiêm trọng của đột quỵ, thời gian đặt ống thông ≥7 ngày và thời gian nằm viện kéo dài (>1 ngày). Các can thiệp của điều dưỡng làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến ống thông có thể gồm: đặt và bảo quản ống thông đúng cách, chỉ đặt và loại bỏ ống thông khi có chỉ định, rửa tay sạch, đặt ống thông bằng kỹ thuật vô trùng, cố định ống thông đúng cách và duy trì hệ thống dẫn lưu kín. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân đột quỵ tại bệnh viện Hữu Nghị còn khá cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

. Anggi A, Wijaya DW, and Ramayani OR. Risk Factors for Catheter-Associated Urinary Tract Infection and Uropathogen Bacterial Profile in the Intensive Care Unit in Hospitals in Medan, Indonesia. Open Access Maced J Med Sci 2019; 7(20): 3488-3492.
2. Juanjuan D, Tian ZT, Yue D, et al. Analysis of Etiology and Risk Factors of Catheter-Associated Urinary Tract Infection in Critically Ill Patients and Research on Corresponding Prevention and Nursing Measures. Appl Bionics Biomech 2021; 2021: 8436344.
3. Li YM, Xu JH, Zhao YX. Predictors of urinary tract infection in acute stroke patients. Medicine 2020; 99(27): e20952.
4. Liu Y, Li Y, Huang Y, et al. Prediction of catheter-associated urinary tract infections among neurosurgical intensive care patients: A decision tree analysis. World Neurosurg 2022; 22: S1878-8750.
5. Šabanović AM, Slobodan JM, and Kostić M. Risk Factors for Hospital-Acquired Urinary Tract Infections in Patients with Acute Stroke. J Am Assoc Nurse Pract 2019; 31(12): 747-751.
6. Van Decker SG, Bosch N, and Murphy J. Catheter-associated urinary tract infection reduction in critical care units: a bundled care model. BMJ Open Qual 2021; 10(4): e001534.
7. Werneburg GT. Catheter-Associated Urinary Tract Infections: Current Challenges and Future Prospects. Res Rep Urol 2022; 14: 109-133.