XÁC ĐỊNH HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ KHÁNG TREPONEMA PALLIDUM BẰNG KỸ THUẬT TPHA VÀ RPR TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Văn An1, Lê Văn Hưng2,3, Lê Hữu Doanh2,3, Phạm Quỳnh Hoa3, Nguyễn Thị Hà Vinh2,3, Vũ Huy Lượng2,3, Lê Hạ Long Hải2,3,, Nguyễn Hoàng Việt2, Lê Huy Hoàng4, Nguyễn Thùy Trang5
1 Học viện Quân Y 103
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Da liễu Trung ương
4 Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
5 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giang mai là một trong những nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (Sexually Transmitted Infections – STIs) phổ biến ở nước ta và trên thế giới. Nếu không được chữa trị, giang mai có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng đến hệ thần kinh, tim mạch, gan, xương và các biến chứng khác. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng đồng thời hai kỹ thuật Treponema pallidum hemagglutination antibody (TPHA) và rapid plasma reagin (RPR) nhằm xác định hiệu giá kháng thể trên các mẫu máu của người bệnh (gồm 206 nam giới và 116 nữ giới) đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 10/2021 – 12/2021. Kết quả: Trong tổng số 326 mẫu máu, 274 (84,0%) và 165 (50,6%) mẫu được xác định dương tính bằng kỹ thuật TPHA và RPR. Số mẫu có hiệu giá kháng thể mức cao xác định bởi TPHA (≥10240) và RPR (≥32) lần lượt là 59 (18,1%) và 48 (14,7%) mẫu. Hiệu giá kháng thể mức cao có tỷ lệ ở nữ giới thấp hơn ở nam giới (cả TPHA và RPR). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hiệu giá kháng thể mức cao giữa nhóm đến khám và không đến khám về các bệnh STI. Kết luận: Nghiên cứu chỉ ra những bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương có tỷ lệ cao dương tính với kháng thể giang mai. Xét nghiệm định tính và định lượng cho cả TPHA và RPR là rất cần thiết để sàng lọc và chẩn đoán giang mai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Centers for Disease Control and Prevention (CDC) (2021), FDA Alert: Possible False RPR Reactivity with Syphilis Test. 18 Feb 2023]; Available from: https://www.cdc.gov/ std/dstdp/dcl/FDA-alert-12-20-2021.pdf.
2. Centers for Disease Control and Prevention (CDC) (2022), Syphilis Statistics. [Accessed: 21 Feb 2023; Available from: https://www.cdc.gov/std/syphilis/stats.htm.
3. Drago, F., et al. (2015), Screening, treatment, and follow-up of syphilis patients: Issues, concerns and efforts to improve current paradigms. Indian J Sex Transm Dis AIDS. 36(1): p. 112-4.
4. Peeling, R.W., et al. (2017), Syphilis. Nat Rev Dis Primers. 3: p. 17073.
5. Satyaputra, F., et al. (2021), The Laboratory Diagnosis of Syphilis. J Clin Microbiol. 59(10): p. e0010021.
6. Wiwanitkit, V. (2009), A cost-utility analysis of Treponema pallidum haemagglutination (TPHA) testing for syphilis screening of blood donors: is the TPHA test useful for syphilis screening in a blood centre? Blood Transfus. 7(1): p. 65-6.
7. Wong, T., et al. (2004), Gender Differences in Bacterial STIs in Canada. BMC Womens Health. 4 Suppl 1(Suppl 1): p. S26.
8. World Health Organization (WHO) (2022), Sexually transmitted infections (STIs). [Accessed: 2023 16 Feb]; Available from: https:// www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/ sexually-transmitted-infections-(stis).