PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC TRONG KÊ ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẠI MỘT BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA UNG BƯỚU

Bạch Văn Dương1, Nguyễn Thị Mai Lan1, Hoàng Thị Lê Hảo1, Nguyễn Thị Hồng Hạnh2, Trần Thị Thu Trang2, Nguyễn Thị Liên Hương2,
1 Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
2 Trường đại học Dược Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tần suất, các loại các vấn đề liên quan đến thuốc (Drug-related problems, DRPs) trong kê đơn thuốc điều trị ung thư. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên các bệnh nhân được chẩn đoán 1 trong 5 loại ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam, và được điều trị nội trú tại một bệnh viện chuyên khoa ung bướu có ngày ra viện từ 01/6/2022 đến ngày 15/6/2022. DRPs được xác định bằng cách rà soát các chu kỳ điều trị thuốc ung thư với các phác đồ chuẩn trong y văn, sau đó được phân loại theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định 3547/QĐ-BYT ngày 22/7/2021. Kết quả: Tổng số 2236 DRPs được phát hiện trên 791 chu kỳ trong số 1027 chu kỳ điều trị (77,0%). DRPs về liều dùng chiếm tỷ lệ nhiều nhất (31,7%). Các DRPs về lựa chọn thuốc chiếm 30,4%, trong đó phần lớn là lựa chọn đường dùng/dạng bào chế không phù hợp (20,1%). Nhóm DRPs về độ dài đợt điều trị và thông tin đơn thuốc không đầy đủ chiếm tỷ lệ tương tự nhau (tương ứng 19,2% và 18,7%). DRPs liên quan đến phác đồ FOLFOX và Oxaliplatin - Capecitabin/UFT chiếm tỷ lệ cao nhất (tương ứng 17,1% và 15,2%); phần lớn DRPs liên quan đến nhóm thuốc hóa trị liệu (91,4%). Kết luận: DRPs xảy ra khá phổ biến trong các chu kỳ điều trị ung thư. Các nghiên cứu tiếp theo cần xác định mức độ ảnh hưởng của DRPs trên lâm sàng và có thể tiến hành các can thiệp phù hợp để giảm thiểu DRPs trên bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị ung thư.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2021), Quyết định 3547/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 22/7/2021 về việc ban hành mẫu Phiếu phân tích sử dụng thuốc.
2. Hoàng Thị Phương (2022), Phân tích một số vấn đề liên quan đến thuốc ung thư tại khoa Phụ Ung thư - Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Luận văn thạc sỹ Dược học, trường đại học Dược Hà Nội.
3. Nguyễn Lê Trang (2017), Phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc tại khoa Ung bướu bệnh viện Vinmec Times City thông qua hoạt động dược lâm sàng, Luận văn thạc sỹ Dược học, trường Đại học Dược Hà Nội.
4. Cehajic I., Bergan S., et al. (2015), "Pharmacist assessment of drug-related problems on an oncology ward", European journal of hospital pharmacy, pp. 1-4.
5. Degu A., Njogu P., et al. (2017), "Assessment of drug therapy problems among patients with cervical cancer at Kenyatta National Hospital, Kenya", Gynecologic Oncology Research and Practice.
6. Glimelius B., Jakobsen A., et al. (1998), "Bolus injection (2-4 min) versus short-term (10-20 min) infusion of 5-fluorouracil in patients with advanced colorectal cancer: a prospective randomised trial. Nordic Gastrointestinal Tumour Adjuvant Therapy Group", Eur J Cancer, 34(5), pp. 674-8.
7. Pharmaceutical Care Network Europe Foundation (2020), "PCNE classification for drug related problems V9.1".
8. Tamura Takao., Kuwahara Akiko., et al. (2011), "Effects of bolus injection of 5- fluorouracil on steady-state plasma concentrations of 5-fluorouracil in Japanese patients with advanced colorectal cancer", International journal of medical sciences, 8(5), pp. 406.