NỒNG ĐỘ KHÁNG THỂ KHÁNG VIRUS SARS-COV-2 SAU TIÊM VACXIN NGỪA COVID-19 MŨI 4 TRÊN BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI

Nguyễn Như Nghĩa1,, Mai Huỳnh Ngọc Tân1, Huỳnh Minh Giàu2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: đại dịch Covid-19 xảy ra từ tháng 12/2019, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của tất cả mọi người, trong đó có bệnh nhân bệnh thận mạn. Đến năm 2021, Việt Nam bắt đầu triển khai tiêm ngừa vacxin phòng Covid-19, và đã có 1 số nghiên cứu bước đầu đánh giá về kháng thể chống lại vi rút SARS-CoV-2 sau tiêm ngừa. Tuy nhiên, phần lớn nghiên cứu được tiến hành trên người bình thường, sau tiêm ngừa 1 đến 2 mũi. Mục tiêu nghiên cứu: xác định nồng độ kháng thể sau khi tiêm mũi 4 vacxin ngừa Covid-19 và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân bệnh thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang 52 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang chạy thận nhân tạo chu kỳ tại bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ, sau tiêm ngừa Covid-19 mũi 4 ít nhất 4 tuần, từ tháng 07/2022 đến 01/2023. Kết quả: nam chiếm 50%, tuổi trung bình là 51,6±12,9 tuổi, thời gian lọc máu trung bình là 6,77±3,44 năm. Tất cả bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối đều có sinh kháng thể IgG anti-RBD sau tiêm mũi 4 vacxin ngừa Covid-19, nồng độ kháng thể trung bình là 1237,13±6021,96 AU/mL. Bệnh nhân có nhiều bệnh lý đi kèm có nồng độ kháng thể thấp hơn so với nhóm có 1 bệnh. Nồng độ IgG anti-RBD ở nhóm bệnh nhân hút thuốc lá thấp hơn nhiều so với nhóm không hút thuốc (8182,0±3720,14 AU/mL so với 13505,0±6052,49 AU/mL, p=0,001). Có mối tương quan nghịch mức độ vừa giữa nồng độ kháng thể IgG anti-RBD và tuổi của bệnh nhân (r= -0,32, p=0,03). Kết luận: tiêm mũi 4 vacxin ngừa Covid-19 có hiệu quả sinh kháng thể cao ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế (2022), “Hướng dẫn tiêm vắc xin phòng COVID-19”, Công văn số 3309/BYT-DP BYT-DP, Cổng thông tin điện tử moh.gov.vn.
2. Hoàng Lê Trung Hiếu và cộng sự (2022), “Đặc điểm sinh kháng thể trung hòa kháng vùng liên kết thụ thể (RBD) protein gai của SARS-CoV-2 của nhân viên y tế được tiêm ngừa vaccine Covid-19 tại bệnh viện Mỹ Đức, tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 26 (1), tr.8-15.
3. Anastasia P, et al. (2022), “Factors associated with anti-SARS-CoV-2 antibody titres 3 months post-vaccination with the second dose of BNT162b2 vaccine: a longitudinal observational cohort study in western Greece”, BMI Open, 12:e057084.
4. Bonanad C, et al. “The effect of age on mortality in patients with COVID-19: a meta-analysis with 611,583 subjects”, J Am Med Dir Assoc, 21(7), pp.915-918.
5. Borja Quiroga, et al. (2022), “Long-Term Dynamic Humoral Response to SARS-CoV-2 mRNA Vaccines in Patients on Peritoneal Dialysis”, Vaccines, 10, pp.1738.
6. Patrick Affeldt, et al. (2022), “Immune response to third and fourth Covid-19 vaccination in hemodialysis patients and kidney transplant recipients”, Viruses, 14, pp.2646.
7. Paul Martin, et al. (2022), “Comparison of immunogenicity and clinical effectiveness between BNT162b2 and ChAdOx1 SARS-CoV-2 vaccines in people with end-stage kidney disease receiving haemodialysis: A prospective, observational cohort study”, The Lancet Regional Health – Europe, 21, pp.100478.
8. Roengrudee P. and Stanton A. Glantz (2020), “Smoking is associated with Covid-19 progression: A Meta-analysis”, Nicotine & Tobacco Research, 22(9), pp.1653–1656.