LIÊN QUAN, TƯƠNG QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ NT-PRO BNP HUYẾT TƯƠNG VỚI HÌNH THÁI VÀ CHỨC NĂNG TIM Ở BỆNH NHÂN SUY TIM DO BỆNH VAN TIM

Cao Trường Sinh1,
1 Đại học Y khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Xác định mối liên quan, tương quan giữa nồng độ NT-pro BNP huyết tương với hình thái chức năng tim ở bệnh nhân suy tim do bệnh van tim. Đối tượng và phương pháp: 82 bệnh nhân, 36 nam, 46 nữ, tuổi trung bình 66.04±16.2, được chẩn đoán suy tim theo tiêu chuẩn Framingham và được xác định bệnh van tim thực tổn (hẹp 2 lá, hở 2 lá, hẹp van động mạch chủ, hở van động mạch chủ, bệnh van 3 lá, bệnh van động mạch phổi) theo siêu âm tim. Tất cả bệnh nhân được đánh giá chức năng tim (EF) và đo các chỉ số hình thái tim bằng siêu âm Doppler và làm xét nghiệm định lượng NT-pro BNP bằng máy xét nghiệm miễn dịch. Kết quả: Có mối tương quan nghịch chặt giữa nồng độ NT-proBNP và phân suất tống máu (EF) với r = - 0.75;  p < 0.001. Có mối tương quan thuận giữa nồng độ NT-proBNP và đường kính thất trái tâm trương LVDd với r= 0.63; p<0.001. Có mối tương quan thuận giữa nồng độ NT-proBNP và khối cơ thất trái (LVM) với r= 0.53; p < 0.001. Có mối tương quan thuận giữa nồng độ NT-proBNP và chỉ số cơ thất trái (LVMI) với r=0.59; p < 0.001. Kết luận: Có mối tương quan nghịch chặt giữa nồng độ NT-proBNP với chức năng tâm thu thất trái và có mối tương quan thuận giữa nồng độ NT-proBNP với đường kính thất trái, khối cơ thất trái và chỉ số khối cơ thất trái.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Talwar S, Squire IB, Davies JE, et al, (1999), “Plasma N-terminal pro brain natriuretic peptide and the ECG in assessment of left ventricular systolic dysfunction in a high risk population”,Eur J Heart Fail 20: 1736-1740.
2. Tạ Mạnh Cường, Phạm Thắng, Phan Thanh Nhung (2010) “Nghiên cứu nồng độ NT-ProBNP huyết thanh ở bệnh nhân suy tim mạn tính”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 1, tháng 4 năm 2010.
3. Huỳnh Kim Gàn, Nguyễn Phú Quý, Phạm Ngọc Dũng và cộng sự (2008), “Nồng độ NT-proBNP ở bệnh nhân suy tim”, Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang.
4. Januzzi JL, van Kimmenade R, Lainchbury J, etal (2006), “NT-proBNP testing for diagnosis and short-term prognosis in acute destabilized heart failure: an international pooled analysis of 1256 patients. The International Collaborative of NT-proBNP Study”. Eur Heart J; 27(3): 330-337.
5. Antoni Bayés‐Genís , Miquel Santaló‐Bel et al., (2004) “N‐terminal probrain natriuretic peptide (NT‐proBNP) in the emergency diagnosis and in‐hospital monitoring of patients with dyspnoea and ventricular dysfunction”. doi.org/10.1016/j.ejheart.2003.12.013.
6. Châu Trần Phương Tuyến, Đinh Minh Tân (2010), “Khảo sát hình thái và chức năng tâm trương thất trái bằng siêu âm tim ở bệnh nhân có tuổi đái tháo đường týp 2”, Chuyên đề Tim mạch học, Hội Tim mạch học thành phố Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Thị Hương (2013), “Peptid gây thải Natri qua nước tiểu”, Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, trang 490-494.
8. Phạm Vũ Thu Hà (2014), “Nghiên cứu biến đổi nồng độ NT-proBNP huyết tương ở bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính”, Đại hội quốc gia tim mạch Việt Nam lần thứ 14.
9. Astrup AS, Kim WY, Tarnow L et al, (2008), “Relation of left ventricular function, mass, and volume to NT-proBNP in type 1 diabetic patients”.doi: 10.2337/dc07-1536.
10. Angela Yee-Moon Wang, Christopher Wai-Kei Lamet al (2007), “N-Terminal Pro-Brain Natriuretic Peptide: An Independent Risk Predictor of Cardiovascular Congestion, Mortality, and Adverse Cardiovascular Outcomes in Chronic Peritoneal Dialysis Patients”. Journal of the American Society of Nephrology January 2007 vol. 18 no. 1321-330.