TÌNH TRẠNG MẤT TƯƠNG XỨNG GIỮA RĂNG VÀ CUNG HÀM Ở MỘT NHÓM SINH VIÊN TUỔI TỪ 18-24 TẠI HÀ NỘI

Hà Ngọc Chiều1,, Nguyễn Thùy Linh2, Nguyễn Mạnh Cường3, Phạm Như Hải4
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội
3 Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
4 Trường Đại học Y Dược – ĐH Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định sự phân bố tỷ lệ tình trạng mất tương xứng giữa răng và cung hàm ở một nhóm sinh viên từ 18-24 tuổi. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang qua khám lâm sàng, đo đạc trên mẫu thạch cao cung răng hai hàm của 305 đối tượng sinh viên Đại học Quốc gia và Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội (136 nam, 169 nữ), tuổi từ 18-24. Kết quả: Hàm trên, khoảng chênh lệch X ≤ 0mm chiếm đa số ở cả hai giới, tiếp theo là khoảng chênh lệch 0 < X ≤ 5mm chiếm tỷ lệ nhỏ hơn, không có trường hợp có khoảng chênh lệch X > 5mm. Hàm dưới, khoảng chênh lệch X ≤ 0mm chiếm đa số ở cả hai giới, khoảng chênh lệch X ≥ 10mm và X ≤ 0mm chiếm tỷ lệ nhỏ hơn, không có trường hợp khoảng chênh lệch 5 < X < 10 mm. Theo phân loại khớp cắn Angle, ở hàm trên, mức chênh lệch X ≤ 0mm ở loại 0, I và loại II chiếm tỷ lệ cao (loại KC 0: 31,1%; KCI: 20,7%; KCII: 25,3%; KCIII: 0,3%), mức chênh lệch 0 < X ≤ 5mm ở loại I Angle chiếm tỷ lệ đa số (17,0%); ở hàm dưới, mức chênh lệch X ≤ 0 mm ở loại 0, I và loại II chiếm tỷ lệ cao (loại KC 0: 31,9%; KCI: 26,6 %; KCII: 26,6%; KCIII: 0,7%), mức chênh lệch 0 < X ≤ 5mm ở loại I Angle chiếm tỷ lệ đa số (10,2%). Kết luận: Mức độ thiếu khoảng ít và thừa khoảng chiếm tỷ lệ cao nhất cả hai hàm, không có sự phân biệt về tỷ lệ thiếu khoảng giữa hai giới nam và nữ, phân bố tỷ lệ thiếu khoảng mức độ ít và không thiếu khoảng ở khớp cắn trung tính, sai khớp cắn loại I và II lớn hơn so với loại III Angle.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Luiz retano, Carolina souto (2012). Correlation between maxillary central incisor crown mophology and mandibular dental arch form in normal occlusion subjects, Braz. Dent. J, 11(6), 195-202.
2. Tạ Thị Hồng Nhung và cs (2017). Tương quan giữa hình dạng răng cửa hàm trên và hình dạng cung răng trên một nhóm đối tượng người Việt trưởng thành tuổi 18-25 ở Hà Nội năm 2017, Tạp chí Y dược Học Quân Sự, 42, 495-502.
3. Đống Khắc Thẩm (2004). Chỉnh hình can thiệp sai khớp cắn hạng 1 Angle, Chỉnh hình răng mặt, Nhà xuất bản Y học, 155-176.
4. Đồng Thị Mai Hương (2012). Nghiên cứu tình trạng lệch lạc khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh nha của sinh viên trường Đại học Y Hải Phòng. Luận văn Thạc sĩ Y học, 16-76.
5. Tạ Ngọc Nghĩa (2017). Nhận xét một số đặc điểm khớp cắn và kích thước cung răng ở người Việt độ tuổi 18-25. Tạp chí Y Dược học Quân sự, 42:465-471.
6. Evans R., Shaw W. (1987). A preliminary evaluation of an illustrated scale for rating dental attractiveness. European Journal of orthodontic, 9:314-318.
7. Brook Ph., Shaw W. (1989). The development of an index of orthodontic. Eur J Orthod., 11(3):309-320.
8. Wang G, Hagg U, Ling J (2009). The orthodontic treatment need and demand of Hong Kong Chinese children, Am. J. Orthodontic, 24-36.
9. Hoàng Thị Bạch Dương (2000). Điều tra về lệch lạc răng - hàm trẻ em lứa tuổi 12 tại trường cấp 2 Amsterdam Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ y khoa, 48-50.