CẢI TIẾN PHẦN MỀM LABCONN ĐỂ KIỂM SOÁT THỜI GIAN THỰC HIỆN XÉT NGHIỆM TẠI TRUNG TÂM HUYẾT HỌC VÀ TRUYỀN MÁU - BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Vũ Minh Tâm1, Nguyễn Tuấn Tùng1,
1 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả cải tiến phần mềm Labconn để có thể thống kê được các mốc thời gian xét nghiệm tại Trung tâm Huyết học và Truyền máu – Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp: Thiết lập chức năng thống kê thời gian thực hiện xét nghiệm trên phần mềm Labconn bao gồm các mốc thời gian cụ thể, như: thời gian nhận mẫu bệnh phẩm, thời gian nhận giấy chỉ định, thời gian chạy mẫu, thời gian duyệt kết quả. Chọn 60 mẫu xét nghiệm ngoại trú và 20 mẫu xét nghiệm thường có chỉ định kéo lam hoặc chạy lại để đánh giá độ chính xác của các tính năng cải tiến sau khi đã cập nhật phần mềm. Kết quả và kết luận: (1) Tự động cảnh báo các mẫu xét nghiệm có nguy cơ chậm kết quả xét nghiệm (n = 60, tỷ lệ chính xác = 100%). (2) Thiết lập mục kiểm tra trạng thái của các mẫu xét nghiệm: xác định được tình trạng mẫu đang nằm ở khâu nào theo thời gian thực (n = 100, tỷ lệ chính xác = 100%). (3) Các mốc thời gian cụ thể trong quá trình thực hiện xét nghiệm của từng mẫu được hiển thị tự động trên màn hình làm việc của phần mềm và được tổng hợp tự động tương ứng khi thực hiện thống kê trên phần mềm (n = 60, tỷ lệ chính xác = 100%); (4) Hiển thị phím chức năng tích chọn (chạy lại/ kéo lam) trên màn hình làm việc của phần mềm (n = 20, tỷ lệ chính xác = 100%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

International Organization for Standardization (2012). ISO 15189:2012: medical laboratories-requirements for quality and competence. ISO, Geneva – Switzerland.
2. World Health Organization (2011). Laboratory quality management system: handbook. WHO, Geneva – Switzerland.
3. Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 176 Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ (2014). TCVN ISO 15189: 2014 Phòng thí nghiệm y tế − Yêu cầu về chất lượng và năng lực. Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.
4. Holland LL, Smith LL, Blick KE (2005). Reducing laboratory turnaround time outliers can reduce emergency department patient length of stay. Am J Clin Pathol, 124:672–4.
5. Ialongo C, Porzio O, Giambini I, Bernardini S (2016). Total automation for the Core Laboratory: improving the turnaround time helps to reduce the volume of ordered STAT tests. J Lab Autom, 21(3):451–8.
6. Goswami B, Singh B, Chawla R (2010). Turnaround time (TAT) as a benchmark of laboratory performance. Indian J Clin Biochem, 25:376–9.
7. F Bilwani 1, I Siddiqui, S Vaqar (2003). Determination of delay in turn around time (TAT) of stat tests and its causes: an AKUH experience. J Pak Med Assoc, 53(2):65-7.
8. Simonsen AH, Bahl JMC, Danborg PB (2013). Pre-analytical factors influencing the stability of cerebrospinal fluid proteins. J Neurosci Methods, 215:234–40.
9. Clinical and Laboratory Standard Institute (2011). Quality Management System: A model for Laboratory Services: Approved Guideline – Fourth Edition. Wayne: CLSI document QMS01-A4.
10. Erasmus RT, Zemlin AE (2009). Clinical audit in the laboratory. J Clin Pathol, 62:593–7.