HIỆU QUẢ TIỆT TRỪ HELICOBACTER PYLORI CỦA PHÁC ĐỒ BỐN THUỐC CÓ BISMUTH VỚI PHÁC ĐỒ BA THUỐC CÓ LEVOFLOXACIN Ở BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG ĐÃ THẤT BẠI ĐIỀU TRỊ

Phạm Hùng Phong1, Trần Thanh Hưng1, Hồ Tấn Phát1, Diệp Thị Mộng Tuyền1, Võ Duy Thông1,2, Trần Viết An3
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Helicobacter pylori (H.pylori) là loại vi khuẩn siêu đột biến, gây các đáp ứng miễn dịch khác nhau trên người bệnh. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả tiệt trừ H.pylori của phác đồ 4 thuốc có Bismuth và phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin ở BN viêm loét dạ dày tá tràng thất bại điều trị H.pylori. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca trên 2 nhóm điều trị với phác đồ 4 thuốc có Bismuth và nhóm điều trị phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin trong thời gian từ tháng 6/2017 đến tháng 8/2018. Kết quả: 72,5% bệnh nhân có tiền sử tiệt trừ thất bại 1 lần, tiền sử sử dụng phác đồ OAC chiếm tỷ lệ cao hơn so với các phác đồ khác (50,0%). Hình ảnh tổn thương trên nội soi: viêm dạ dày là tổn thương hay gặp nhất (trước điều trị: 69,2% và sau điều trị 37,5%). Tỷ lệ đáp ứng điều trị chung của nghiên cứu là 88,3%. Tỷ lệ đáp ứng điều trị trong nhóm 3 thuốc có Levofloxacin là 85,0%, nhóm 4 thuốc có Bisthmus là 91,7% (p > 0,05). Tỷ lệ có tác dụng phụ trong nghiên cứu là 101 trường hợp (84,2%). Tuân thủ điều trị có liên quan mang ý nghĩa thống kê với kết quả điều trị (p <0,001). Kết luận: Tư vấn bệnh nhân về tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị và khuyến cáo nên ưu tiên lựa chọn phác đồ 4 thuốc có Bisthmus trên bệnh nhân đã thất bại điều trị trước đó.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Đinh Cao Minh. (2013), Đánh giá đề kháng kháng sinh của Helicobacter pylori trên bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng đã tiệt trừ thất bại, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược TP.HCM.
2. Đào Hữu Ngôi (2009), Hiệu quả của phác đồ Omeprazole+Amoxcillin +Levofloxacin so với Omeprazole+Amoxcillin+Clarithromicin trong điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm loét dạ dày-tá tràng, Luận văn Thạc sĩ Y học., Đại học Y Dược.
3. Trần Thiện Trung, et al. (2009), Hiệu quả của phác đồ đầu tay EAC và EAL trong tiệt trừ Helicobacter pylori. Y học thành phố Hồ Chí Minh;13: tr. 5-10.
4. Nguyễn Thuý Vinh (2011), Nghiên cứu hiệu quả điều trị diệt Helicobacter pylori lần hai của phác đồ EAC và EBTM. Tạp chí Y học thực hành; 4(760): p. 23-25.
5. Bago J, Pevec B, Tomić M, Marusić M, Bakula V, Bago P. (2009), Second-line treatment for Helicobacter pylori infection based on moxifloxacin triple therapy: a randomized controlled trial. Wien Klin Wochenschr;121(1-2):47-52.
6. Jimmy, B. and J. Jose (2011), Patient medication adherence: measures in daily practice. Oman Med J; 26(3): p. 155-9.
7. Namiot, D., et al. (2008), Smoking and drinking habits are important predictors of Helicobacter pylori eradication. Advances in medical sciences; 53(2): p. 310.