ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM CAN THIỆP NỘI MẠCH TRONG ĐIỀU TRỊ TẮC HẸP ĐỘNG MẠCH DƯỚI GỐI MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh mạch máu chi dưới mạn tính (BMMCDMT) là bệnh do xơ vữa thành mạch gây ra, ảnh hưởng đến sự tưới máu của chân, thường dẫn đến thiếu máu nuôi chi trầm trọng (TMNCTT). Bệnh động mạch dưới gối (ĐMDG) chiếm khoảng 39,4% trong số bệnh nhân và 97% trong số đó có biểu hiện TMNCTT1,2. Tỷ lệ tử vong cao, chủ yếu do các biến cố tim mạch. Điều trị tắc hẹp ĐMDG với biểu hiện TMNCTT có những thách thức riêng biệt, tuy nhiên, với sự tiến bộ trong kĩ thuật và công nghệ, can thiệp nội mạch ĐMDG đang giảm dần tỷ lệ mổ hở bắc cầu và tăng dần tỷ lệ thành công về mặt kỹ thuật và lâm sàng. Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm can thiệp nội mạch dưới gối tại bệnh viện Chợ Rẫy. Phương pháp: nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca. Kết quả: Nghiên cứu trên 39 trường hợp tắc hẹp ĐMDG mạn tính được điều trị bằng can thiệp nội mạch tại bệnh viện Chợ Rẫy: Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân tắc hẹp ĐMDG mạn tính thường gặp ở nhóm tuổi từ 70-79 tuổi, với tỷ lệ nam giới chiếm 53,9% và yếu tố nguy cơ chủ yếu là RLCHMM, hút thuốc lá, ĐTĐ, THA. Giai đoạn bệnh đa số là Rutherford 5 và trung bình ABI trước can thiệp là 0,36. Can thiệp nội mạch trong điều trị tắc hẹp ĐMDG mạn tính là phương pháp an toàn và hiệu quả, với tỷ lệ thành công kỹ thuật đạt 90%, tỷ lệ thành công về mặt huyết động ở những bệnh nhân có ABI < 1,4 đạt 90,3%, tỷ lệ biến chứng là 12,8%. Sau 1 năm can thiệp, tỷ lệ thành công về mặt lâm sàng đạt 84,6%, tỷ lệ bảo tồn chi là 92,1%, và tỷ lệ tử vong là 10,3%. Giai đoạn lâm sàng trước can thiệp có ảnh hưởng đến thành công về mặt lâm sàng sau can thiệp, cụ thể là giai đoạn lâm sàng càng nặng thì tỷ lệ thành công lâm sàng càng giảm. Tuy nhiên, mức độ tổn thương ĐMDG, mức độ vôi hóa ĐM nặng hay số lượng ĐM cẳng chân được tái tưới máu không ảnh hưởng đến kết quả can thiệp. Kết luận: Can thiệp nội mạch là một phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân tắc hẹp ĐMDG mạn tính. Tuy nhiên, giai đoạn bệnh và các yếu tố lâm sàng khác có thể ảnh hưởng đến kết quả can thiệp. Việc đánh giá chính xác các yếu tố này là rất quan trọng để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và đạt được kết quả tốt nhất cho bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Can thiệp nội mạch, hẹp tắc động mạch dưới gối, thiếu máu nuôi chi trầm trọng.
Tài liệu tham khảo
2. Shishehbor MH, Hammad TA. Treatment of Infrapopliteal Disease in Critical Limb Ischemia. Circulation: Cardiovascular Interventions. 2016; 9(5):e003882. doi: doi:10.1161/CIRCINTERVENTIONS.116.003882
3. Norgren L, Hiatt WR, Dormandy JA, Nehler MR, Harris KA, Fowkes FGR. Inter-society consensus for the management of peripheral arterial disease (TASC II). Journal of vascular surgery. 2007;45(1):S5-S67.
4. Agarwal S, Sud K, Shishehbor MH. Nationwide trends of hospital admission and outcomes among critical limb ischemia patients: from 2003–2011. Journal of the American College of Cardiology. 2016;67(16):1901-1913.
5. Romiti M, Albers M, Brochado-Neto FC, Durazzo AES, Pereira CAB, De Luccia N. Meta-analysis of infrapopliteal angioplasty for chronic critical limb ischemia. Journal of vascular surgery. 2008;47(5):975-981. e1.
6. Aboyans V, Ricco J-B, Bartelink M-LE, et al. 2017 ESC Guidelines on the Diagnosis and Treatment of Peripheral Arterial Diseases, in collaboration with the European Society for Vascular Surgery (ESVS) Document covering atherosclerotic disease of extracranial carotid and vertebral, mesenteric, renal, upper and lower extremity arteries Endorsed by: the European Stroke Organization (ESO) The Task Force for the Diagnosis and Treatment of Peripheral Arterial Diseases of the European Society of Cardiology (ESC) and of the European Society for Vascular Surgery (ESVS). European heart journal. 2017;39(9):763-816.
7. Association AD. Peripheral arterial disease in people with diabetes. Diabetes care. 2003;26(12):3333-3341.
8. Meijer WT, Hoes AW, Rutgers D, Bots ML, Hofman A, Grobbee DE. Peripheral arterial disease in the elderly: the Rotterdam Study. Arteriosclerosis, thrombosis, and vascular biology. 1998;18(2):185-192.
9. Vogelberg K, Berchtold P, Berger H, et al. Primary hyperlipoproteinemias as risk factors in peripheral artery disease documented by arteriography. Atherosclerosis. 1975;22(2):271-285.
10. Vitale E, Zuliani G, Baroni L, et al. Lipoprotein abnormalities in patients with extra-coronary arteriosclerosis. Atherosclerosis. 1990;81(2):95-102