ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI DÂN HÚT THUỐC LÁ TẠI PHƯỜNG 5 QUẬN 10 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tô Hùng Vinh1,, Trần Thái Hà2
1 Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam
2 Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng y học cổ truyền của người hút thuốc lá tại địa bàn phường 5, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang từ tháng 4/2022 dến hết tháng 10/2022 trên 106 người dân từ 15 tuổi trở lên sinh sống tại phường 5 quận 10 có hút thuốc lá. Kết quả: Tuổi hút thuốc lá của dân số nghiên cứu chủ yếu ở độ tuổi 40 – 59 tuổi (46%), nam nhiều hơn nữ (95% so với 5%), hầu hết đều là lao động tự do (55%), nghề cán bộ viên chức chiếm tỷ lệ 11%, công nhân 10%, học sinh sinh viên 6%, các ngành nghề khác 12%, thất nghiệp 6%; thời gian hút thuốc lá từ 11 – 30 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 43%, tiếp đến nhóm hút từ 31 – 50 năm (33%) và dưới 10 năm chiếm 21%, trên 50 năm lá 3%. Thể chất khí hư 22%, đàm thấp 16%, âm hư 16%, huyết ứ 14%, đặc biệt 12%, thấp nhiệt 10%, dương hư 7%, khí uất 7%, bình hòa 7%. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là mệt mỏi, hụt hơi, ăn kém (55%), kế đến là khô khát, khô mắt khô da (44%); ho, có đàm vướng cổ (52%). Kết luận: Người hút thuốc lá thường là nam, từ 45 - 64 tuổi, BMI trung bình, hầu hết là lao động tự do, thời gian hút thuốc lá từ 11 – 30 năm, bệnh lý kèm theo thường là tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành. Đặc điểm thể chất y học cổ truyền chủ yếu là các thể khí hư, đàm thấp, âm hư, huyết ứ. Triệu chứng  y học cổ truyền thường gặp nhất là mệt mỏi, hụt hơi, ăn kém, kế đến ho có đàm vướng cổ và khô khát.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015), “Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở ngưởi trưởng thành”, Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia.
2. Trần Thái Hà (2022) “Đặc điểm lâm sàng và thể tạng theo y học cổ truyền của người nghiện thuốc lá tại thành phố Hà Nội”, Tạp chí Y học Việt Nam tập 513, 4(1), tr 55-58.
3. Nguyễn Thị Sơn (2021),“Khảo sát tỉ lệ các thể lâm sàng Y học cổ truyền trên bệnh tăng huyết áp bằng bảng CCMQ”, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh. 25(5), tr. 51-57.
4. Qian Bai và các cộng sự (2021), “The Correlation between Demographical and Lifestyle Factors and Traditional Chinese Medicine Constitution among Macau Elderly Individuals”, Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine. 2021, tr. 1-9.
5. Lin Xiaomei YE Ling (2018), "Study on the Correlation betw een Traditional Chinese Medicine Constitution and Obesity, Blood Coagulation, Blood Lipids and Smoking Index in Patients w ith COPD", Chinese Medicine Modern Distance Education Of China. 16 (24), tr. 48-50.
6. Yanbo Zhu và các cộng sự (2014), “Case-control study on the associations between lifestyle-behavioral risk factors and phlegm-wetness constitution”, Journal of Traditional Chinese Medicine. 34(3), tr. 286-292.
7. Yanbo Zhu và các cộng sự (2017). “Association between Nine Types of TCM Constitution and Five Chronic Diseases: A Correspondence Analysis Based on a Sample of 2,660 Participants”, Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine. 2017, tr. 1-7.