THAY ĐỔI TÌNH TRẠNG NHIỀM KHUẨN HÔ HẤP VÀ SỐ NGÀY NGHỈ HỌC DO NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP SAU BỔ SUNG LC PLASMA TRÊN TRẺ TIỂU HỌC 6-9 TUỔI

Nguyễn Thị Hiền1,, Trương Tuyết Mai2, Nghiêm Nguyệt Thu2, Trương Việt Dũng3, Trần Thu Trang2, Vương Thị Hồ Ngọc2, Nguyễn Liên Hạnh2
1 Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên
2 Viện Dinh Dưỡng
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của bổ sung Lactococcus lactis JCM 5805 đối với tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hóa và tình trạng dinh dưỡng ở trẻ 6-9 tuổi” tại 4 xã tỉnh Ninh Bình. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm cộng đồng có đối chứng giả dược nhằm đánh giá hiệu quả cải thiện tình trạng mắc nhiễm khuẩn hô hấp sau 8 tuần sử dụng sản phẩm có bổ sung Lactococcus lactis JCM 5805 (LC-Plasma) trên trẻ tiểu học 6-9 tuổi tại 4 xã của tỉnh Ninh Bình. Chọn 1.109 trẻ 6-9 tuổi thỏa mãn yêu cầu, chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm ăn uống bình thường tại gia đình, nhóm can thiệp được sử dụng sản phẩm có bổ sung Lactococcus lactis JCM 5805 (LC-Plasma) mỗi ngày liên tục trong 8 tuần, nhóm chứng sử dụng giả dược. Kết quả: tỷ lệ mắc, tỷ lệ mắc mới, số đợt mắc, số ngày mắc, chỉ số mắc theo thời gian về nhiễm khuẩn hô hấp ở nhóm can thiệp có xu hướng giảm so với nhóm placebo, tuy nhiên chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm ở các thời điểm sau 4 tuần và sau 8 tuần can thiệp. Số ngày mắc tích lũy của triệu chứng sốt, ho, chảy nước mũi trong 8 tuần của nhóm can thiệp thấp hơn so với số ngày mắc ở nhóm placebo (p<0,05). Số ngày nghỉ học do bệnh nhiễm khuẩn hô hấp ở nhóm can thiệp (33 ngày) thấp hơn số ngày nghỉ học ở nhóm placebo (62 ngày) (p<0,01). Kết luận: Sử dụng sản phẩm có chứa 50mg Lactococcus lactis JCM 5805 (LC-Plasma) 7 ngày/tuần trong 8 tuần đã có cải thiện về số ngày mắc tích lũy về nhiễm khuẩn hô hấp, số ngày nghỉ học tích lũy do nhiễm khuẩn hô hấp trên trẻ 6-9 tuổi tại Ninh Bình

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. W. H. Organization, "Global action plan for prevention and control of pneumonia (GAPP)," World Health Organization2009.
2. K. Jounai, K. Ikado, T. Sugimura, Y. Ano, J. Braun, and D. J. P. o. Fujiwara, "Spherical lactic acid bacteria activate plasmacytoid dendritic cells immunomodulatory function via TLR9-dependent crosstalk with myeloid dendritic cells," vol. 7, no. 4, p. e32588, 2012.
3. K. Sakata, Y. Sasaki, K. Jounai, T. Fujii, and D. J. H. Fujiwara, "Preventive Effect of Lactococcus lactis subsp. lactis JCM 5805 Yogurt Intake on Influenza Infection among Schoolchildren," vol. 9, no. 04, p. 756, 2017.
4. O. Kanauchi, A. Andoh, S. AbuBakar, and N. Yamamoto, "Probiotics and Paraprobiotics in Viral Infection: Clinical Application and Effects on the Innate and Acquired Immune Systems," (in eng), Curr Pharm Des, vol. 24, no. 6, pp. 710-717, 2018.
5. R. Tsuji, N. Yamamoto, S. Yamada, T. Fujii, N. Yamamoto, and O. Kanauchi, "Induction of anti-viral genes mediated by humoral factors upon stimulation with Lactococcus lactis strain plasma results in repression of dengue virus replication in vitro," (in eng), Antiviral Res, vol. 160, pp. 101-108, Dec 2018.
6. J. Stojanovic, V. G. Boucher, J. Boyle, J. Enticott, K. L. Lavoie, and S. L. Bacon, "COVID-19 Is Not the Flu: Four Graphs From Four Countries," (in eng), Front Public Health, vol. 9, p. 628479, 2021.
7. M. Moriyama, W. J. Hugentobler, and A. Iwasaki, "Seasonality of Respiratory Viral Infections," (in eng), Annu Rev Virol, vol. 7, no. 1, pp. 83-101, Sep 29 2020.
8. T. Sugimura et al., "Effects of oral intake of plasmacytoid dendritic cells-stimulative lactic acid bacterial strain on pathogenesis of influenza-like illness and immunological response to influenza virus," (in eng), Br J Nutr, vol. 114, no. 5, pp. 727-33, Sep 14 2015.