TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT Ở SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI, NĂM HỌC 2018-2019

Nguyễn Thị Hương Giang1,, Phan Thị Tố Như1
1 Đại học Dược Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mô tả đặc điểm thiếu máu do thiếu sắt của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Dược Hà Nội, năm học 2018-2019. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả và kết luận: Có 746 sinh viên tham gia nghiên cứu, 199 nam (26,7%) và 547 nữ (73,3%). Tuổi trung bình: 18,00 ± 1,07. Tỷ lệ thiếu cân là 39,7%, thừa cân, béo phì là 7,9%. Tỷ lệ thiếu máu là 13% (97 sinh viên), chủ yếu là thiếu máu nhẹ (93,8%) và gặp ở nữ (96,9%). Tỷ lệ thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc: (18 SV - 2,4%). Tỷ lệ dự trữ sắt thấp là 8/18 sinh viên - 44,4%, trong đó tình trạng dữ trữ sắt cạn kiệt (7 sinh viên - 43,7%). Nồng độ ferritin trung bình ở nam là 239,5 ± 37,5 và ở nữ là: 35,6 ± 34,4. Biểu hiện lâm sàng của thiếu máu, thiếu sắt gồm: tình trạng giảm khả năng tập trung (14,4%), mệt mỏi, buồn ngủ (20,6%), da và niêm mạc nhợt nhạt (18,6%), rụng tóc (15,5%), chán ăn, ăn kém (17,5%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Hương Giang, Phan Thị Tố Như, Nguyễn Đức Minh (2020), Tình trạng thể lực và một số yếu tố liên quan của sinh viên năm thứ nhất Đại học Dược Hà Nội, năm học 2016-2017. Sinh lý học Việt Nam, 24 (1): 10-17
2. Nguyễn Thùy Linh, Tạ Thanh Nga, Nguyễn Thúy Nam, Phạm Thị Tuyết Chinh (2021), Kiến thức và thực trạng thiếu sắt, thiếu kẽm của nữ công nhân tại một công ty ở miền Bắc Việt Nam năm 2020, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 144 (8): pp. 308 -313.
3. Phan Thị Tố Như, Nguyễn Thị Hương Giang, Nguyễn Đức Minh (2020), Một số chỉ số nhân trắc và huyết học của sinh viên năm thứ nhất Đại học Dược Hà Nội. Sinh lý học Việt Nam, 24 (3):
4. Amal Zaghloul, Niveen Saudy, Nada Bajuaifer, Mohammad S. Aldosari, Amjad H Sunqurah, et al (2019), Frequency of Iron Deficiency Anemia and Β Thalassemia Trait in Female Medical Students at Umm Al-Qura University in the Makkah Region, Indo Am. J. P. Sci, 06 (01), pp.1026-1034
5. Diego Campêlo da Silva, Amanda Cristine Ferreira dos Santos, Rita de Cássia Spíndola Melo Magalhães, Lilia Maria Monteiro de Oliveira e Silva, Teresa Marly Teles de Carvalho Melo, et al, (2016), Anemia in University women and its asociation with food consumtion, J Nurs UFPE on line., Recife, 10: p. 284-8.
6. Partrick R. Relacion, Marie Mel C. Ordoñez, Gillan Kin Q. Robles, Danielle Tammy D. Nañasca, Samantha Nichole G. Magbuhat, et al (2021), Awareness and Knowledge on Iron Deficiency Anemia and Associated Factors among College Students Attending Universities in Metro Manila, Philippines, INTERNATIONAL JOURNAL OF PROGRESSIVE RESEARCH IN SCIENCE AND ENGINEERING., 2 (8): 607-619
7. WHO, (2017), Nutritional anemias tools for effective prevention and control, This work is available under the Creative Commons Attribution-NonCommercial-ShareAlike 3.0 IGO licence (CC BY-NC-SA 3.0 IGO; https:// creativecommons.org/ licenses/by-nc-sa/3.0/igo),