KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỨC ĐỘ HỒI PHỤC KHI RA VIỆN VỚI MỘT SỐ THANG ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NHỒI MÁU NÃO KHÔNG DO NGUYÊN NHÂN TỪ TIM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét các yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng và các thang điểm đột quỵ của BN Đột quỵ nhồi máu não cấp không do nguyên nhân từ tim và khảo sát mối liên quan giữa mức độ hồi phục khi ra viện với các thang điểm đột quỵ. Đối tượng và phương pháp: 159 BN Đột quỵ nhồi máu não lần đầu không do nguyên nhân từ tim được điều trị tại Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 6/2020 đến tháng 1/2021, thời gian nhập viện dưới 7 ngày tính từ khi khởi phát. Kết quả: Các yếu tố nguy cơ đột quỵ: tuổi ≥ 55 83,6%, nam 64,8%, tăng huyết áp 51,6%, đái tháo đường 11,9%, rối loạn lipid 26,4%, béo phì 15,7%, hút thuốc lá 29,6% và uống rượu bia 30,4%. Các thang điểm lúc nhập viện: Điểm GCS trung bình 14,41 ± 1,31 GCS = 15 điểm là 74,2%; điểm NIHSS trung bình 7,47 ± 5,80, NIHSS < 5 điểm là 39,6% và điểm ASPECT trung bình 7,87 ± 1,39, ASPECT > 7 là 71,7%. Lúc ra viện điểm mRS trung bình là 2,19± 1,34, mRS ≤ 2 là 72,3%. Có mối liên quan giữa mức độ hồi phục khi ra viện theo thang điểm mRS với thang điểm GCS (p = 0,002, OR = 3 (1,5-6,8)) , NIHSS (p < 0,01, OR = 7,2 (2,8 – 18,2)) và ASPECT (p=0,029, OR = 2,3 (1,1-4,7)). Tuy nhiên khi phân tích hồi quy logistic đa biến thì chỉ có thang điểm NIHSS là có tương quan với mRS (r < 0,001) và dự báo được kết quả hồi phục ra viện. Kết luận: Thang điểm GCS, NIHSS và ASPECT có mối liên quan với mức độ hồi phục khi ra viện được đánh giá theo thang điểm mRS. Tuy nhiên chỉ có thang điểm NIHSS có giá trị hậu dự báo được mức độ hồi phục lúc ra viện.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đột quỵ nhồi máu não, hồi phục, mRS, NIHSS, GCS, ASPECT
Tài liệu tham khảo
2. Boehme Amelia K., Esenwa Charles, and Elkind Mitchell S.V. (2017). Stroke Risk Factors, Genetics, and Prevention. Circulation Research, 120(3), 472–495.
3. Lindsay M.P., Norrving B., Sacco R.L., et al. (2019). World Stroke Organization (WSO): Global Stroke Fact Sheet 2019. Int J Stroke, 14(8), 806–817.
4. Feigin V.L., Krishnamurthi R.V., Parmar P., et al. (2015). Update on the Global Burden of Ischemic and Hemorrhagic Stroke in 1990-2013: The GBD 2013 Study. NED, 45(3), 161–176.
5. O’Donnell M.J., Chin S.L., Rangarajan S., et al. (2016). Global and regional effects of potentially modifiable risk factors associated with acute stroke in 32 countries (INTERSTROKE): a case-control study. Lancet, 388(10046), 761–775.
6. Kissela B.M., Khoury J.C., Alwell K., et al. (2012). Age at stroke: Temporal trends in stroke incidence in a large, biracial population. Neurology, 79(17), 1781–1787.
7. Phạm Phước Sung (2019), Kết quả điều trị nhồi máu não trong giai đoạn từ 3 đến 4,5 giờ bằng thuốc tiêu huyết khối Alteplase liều thấp, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Nguyễn Quang Ân, Nguyễn Minh Hiện, Nguyễn Hoàng Ngọc, et al. (2018). Nghiên cứu mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cắt lớp vi tính ở bệnh nhân Đột quỵ nhồi máu não cấp trong 6 giờ đầu kể từ khi khởi phát. Tạp chí Y - Dược học quân sự, 4, 84–92.
9. Đoàn Vũ Xuân Lộc, Nguyễn Thanh Thảo, Hoàng Minh Lợi, et al. (2014). Ứng dụng thang điểm ASPECTS trong tiên lượng sớm dự hậu đột quỵ nhồi máu não cấp. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế, 22 + 23, 169 (9).