ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG KHỚP VAI SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI TỔN THƯƠNG CHÓP XOAY

Nguyễn Văn Vĩ1,, Trần Trung Dũng1, Phạm Văn Minh2
1 Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phục hồi chức năng khớp vai sau phẫu thuật nội soi tổn thương chóp xoay. Đối tượng và phương pháp: 30 bệnh nhân đã được phẫu thuật nội soi điều trị tổn thương chóp xoay khớp vai theo kỹ thuật Mason-Allen cải tiến tại khoa Chấn thương chỉnh hình và được phục hồi chức năng tích cực ngay ngày đầu sau phẫu thuật. Theo dõi và đánh giá sau 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng qua thang đánh giá khớp vai của Đại học California Los Angeles (the University of California - Los Angeles Shoulder Score). Các tiêu chí đánh giá vừa có yếu tố chủ quan vừa khách quan, dễ đánh giá, trong đó có tiêu chí sự hài lòng của bệnh nhân được khảo sát mang ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống. Kết quả: Mức độ phục hồi cải thiện rõ rệt với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các thời điểm đánh giá. Kết quả cuối cùng sau 6 tháng:  theo UCLA số bệnh nhân đạt kết quả tốt và rất tốt đạt 86,6% (26 BN), bệnh nhân cảm thấy khớp vai hoạt động bình thường và gần như bình thường. Có 4 bênh nhân (13,3%) đạt kết quả trung bình có đạt tầm vận động khớp vai bình thường và không có triệu chứng sưng hay tràn dịch khớp khi hoạt động, chỉ đau nhẹ khi làm một số hoạt động mạnh; không có bệnh nhân đạt kết quả kém; 100% bệnh nhân hài lòng về kết quả điều trị. Kết luận: Phương pháp PHCN của nhóm nghiên cứu đưa ra và áp dụng đã mang lại kết quả tốt cho người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Carpenter JE et al (1998), Rotator cuff defect healing: a biomechanical and histologic analysis in an animal model, J Shoulder Elbow Surg. 7(6), 599-605.
2. Roddy et al (2014), Subacromial impingement syndrome and pain: protocol for a randomised controlled trial of exercise and corticosteroid injection, BMC Musculoskeletal Disorders.
3. Osbahr D.C et al (2002), The effect of continuous cryotherapy on glenohumeral joint and subacromial space temperatures in the postoperative shoulder, Arthroscopy. 18(7), 748-54.
4. Olivier A et al (2012), Rehabilitation after arthroscopic rotator cuff repair: current concepts review and evidence-based guidelines, Int J Sports Phys Ther. 7(2), 197-218
5. Brody A et al (2016), Midterm clinical outcomes following arthroscopic transosseous rotator cuff repair. Int J Shoulder Surg, 10(1), 3-9.
6. D. Berglund MD et al (2017), Speed of recovery after arthroscopic rotator cuff repair. J Shoulder Elbow Surg, 26(7), 1271-1277.
7. Leesa M Galatz et al (2004), The outcome and repair integrity of completely arthroscopically repaired large and massive rotator cuff tears. J Bone Joint Surg Am, 86(2), 219-24.
8. Rokito AS et al (1996), Strength after surgical repair of the rotator cuff. Journal of shoulder & elbow surgery. 5(1), 12-7.