NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỬ VONG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN BỎNG HÔ HẤP TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU, BỆNH VIỆN BỎNG QUỐC GIA LÊ HỮU TRÁC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị và các yếu tố liên quan đến tử vong ở bệnh nhân bỏng hô hấp tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả trên 53 bệnh nhân bỏng hô hấp từ 18 tuổi trở lên vào viện trong 24 giờ sau bỏng thu thập đủ thông số nghiên cứu điều trị tại khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác giai đoạn 2021-2022. Số liệu được thu thập và phân tích so sánh giữa nhóm sống và nhóm tử vong. Phân tích đa biến để tìm yếu tố liên quan độc lập với tử vong ở bệnh nhân bỏng hô hấp. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân bỏng hô hấp tử vong là 77,36%. So với nhóm sống sót, nhóm tử vong có tuổi, diện tích bỏng, diện tích bỏng sâu, số lượng bệnh nhân tổn thương thận cấp sớm, mức độ bỏng hô hấp, nồng độ lactac máu động mạch cao hơn có ý nghĩa (p < 0,05). Khi phân tích đa biến, chỉ có diện tích bỏng sâu có mối liên quan độc lập với tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân bỏng hô hấp (p < 0,05). Giá trị tiên lượng tử vong trên bệnh nhân bỏng hô hấp của diện tích bỏng sâu đạt mức tốt (AUC= 0,88; điểm cắt: 32% diện tích cơ thể), với độ nhạy 70,73% và độ đặc hiệu 83,33%. Kết luận: Tỷ lệ tử vong bệnh nhân bỏng hô hấp còn cao. Sự gia tăng diện tích bỏng sâu có mối liên quan độc lập với tử vong.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bỏng hô hấp, tử vong, điều trị.
Tài liệu tham khảo
2. You K, Yang H-T, Kym D, Yoon J, Cho Y-S, Hur J, Chun W, Kim J-H (2014) Inhalation injury in burn patients: establishing the link between diagnosis and prognosis. Burns, 40(8):1470-1475.
3. Charles WN, Collins D, Mandalia S, Matwala K, Dutt A, Tatlock J, Singh S (2022) Impact of inhalation injury on outcomes in critically ill burns patients: 12-year experience at a regional burns centre. Burns, 48(6):1386-1395.
4. Woodson LC (2009) Diagnosis and grading of inhalation injury. Journal of burn care & research, 30(1):143-145.
5. Dries DJ, Endorf FW (2013) Inhalation injury: epidemiology, pathology, treatment strategies. Scandinavian journal of trauma, resuscitation and emergency medicine, 21:1-15.
6. Marek K, Piotr W, Stanisław S, Stefan G, Justyna G, Mariusz N, Andriessen A (2007) Fibreoptic bronchoscopy in routine clinical practice in confirming the diagnosis and treatment of inhalation burns. Burns, 33(5):554-560.
7. Khwaja A (2012) KDIGO clinical practice guidelines for acute kidney injury. Nephron Clinical Practice, 120(4):c179-c184.
8. Holt J, Saffle JR, Morris SE, Cochran A (2008) Use of inhaled heparin/N-acetylcystine in inhalation injury: does it help? Journal of burn care & research, 29(1):192-195.