YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG THÀNH CÔNG CUẢ PHƯƠNG THỨC AVAPS Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) ĐƯỢC THÔNG KHÍ NHÂN TẠO KHÔNG XÂM NHẬP

Ngọc Sơn Đỗ 1,, Thị Xuân Đặng 2, Trung Kiên Vũ 3
1 Trung tâm Cấp cứu A9- Bệnh viện Bạch Mai
2 Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai
3 Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá yếu tố tiên lượng thành công của bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) được thông khí nhân tạo không xâm nhập bằng phương thức AVAPS. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu so sánh trước sau can thiệp trên 40 bệnh nhân đợt cấp COPD nhập khoa Cấp cứu bệnh viện Bạch Mai có chỉ định thông khí không xâm nhập từ tháng 05/2019 đến tháng 8/2020. Các thông số theo dõi chính như tuổi, giới, các chỉ số khí máu: pH, PaCO2, PaO2, HCO3, PaO2/FiO2, các thông số thở máy: Vt, Vte, PIP, Leak được thu thập tại các thời điểm: trước thở AVAPS, sau thở AVAPS 3 giờ, sau 6 giờ, sau 12 giờ. Bệnh nhân được đánh giá thành công khi không phải đặt nội khí quản, lâm sàng và khí máu ổn định sau bỏ máy 24 giờ. Kết quả: Nghiên cứu trên 40 bệnh nhân (tuổi trung bình 70,3 ± 9,87 tuổi; 7,5% nữ giới) cho kết quả có 29 (72,5%) bệnh nhân thở máy thành công. Ở nhóm thành công, PaCO2, HCO3, PIP, Leak giảm dần theo thời điểm theo dõi, giảm nhanh nhất từ T0 đến T3-6; Vt, Vte tăng dần (p<0,05); Ở nhóm thất bại PaCO2, PaO2, PIP, Vt, Vte tăng dần theo thời  điểm. PaCO2với điểm cắt ≥88 mmHg (diện tích dưới đường cong ROC, AUC=0,8364), PIP với điểm cắt ≥17cmH2O (AUC=0,8871), Leak với điểm cắt ≥ 29 lít/phút (AUC=0,7884), cho độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báodương tính và giá trị dự báo âm tính cao. Kết luận: Các thông số như PaCO2, PIP và leak tại thời điểm bắt đầu tiến hành thở AVAPS là những yếu tố tiên lượng thành công khi thông khí nhân tạo không xâm nhập cho bệnh nhân đợt cấp COPD.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gold Reports (2019). Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease - GOLD. , accessed: 28/09/2020.
2. Schmidt M., Demoule A., Deslandes-Boutmy E. và cộng sự. (2014). Intensive care unit admission in chronic obstructive pulmonary disease: patient information and the physician’s decision-making process. Crit Care, 18(3), R115.
3. Ai-Ping C., Lee K.-H., và Lim T.-K. (2005). In-hospital and 5-year mortality of patients treated in the ICU for acute exacerbation of COPD: a retrospective study. Chest, 128(2), 518–524.
4. Breen D., Churches T., Hawker F. và cộng sự. (2002). Acute respiratory failure secondary to chronic obstructive pulmonary disease treated in the intensive care unit: a long term follow up study. Thorax, 57(1), 29–33.
5. Storre J.H., Seuthe B., Fiechter R. và cộng sự. (2006). Average volume-assured pressure support in obesity hypoventilation: A randomized crossover trial. Chest, 130(3), 815–821.
6. Murphy P., Davidson C., Hind M. và cộng sự. (2012). Volume targeted versus pressure support non-invasive ventilation in patients with super obesity and chronic respiratory failure: A randomised controlled trial. Thorax, 67, 727–34.
7. Confalonieri M., Garuti G., Cattaruzza M.S. và cộng sự. (2005). A chart of failure risk for noninvasive ventilation in patients with COPD exacerbation. Eur Respir J, 25(2), 348–355.
8. Ciftci F. (2017). Evaluation of the feasibility of average volume-assured pressure support ventilation in the treatment of acute hypercapnic respiratory failure associated with chronic obstructive pulmonary disease: A pilot study. Journal of Critical Care, 40.
9. Briones Claudett K.H., Briones Claudett M., Chung Sang Wong M. và cộng sự. (2013). Noninvasive mechanical ventilation with average volume assured pressure support (AVAPS) in patients with chronic obstructive pulmonary disease and hypercapnic encephalopathy. BMC Pulm Med, 13, 12.