NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN U NGUYÊN BÀO MEN XƯƠNG HÀM DƯỚI PHẪU THUẬT

Lê Nguyên Lâm1,, Trần Quốc Huy1
1 Đại Học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: U nguyên bào men xương hàm là loại u có nguồn gốc từ cơ quan tạo răng, lành tính và chiếm tỷ lệ 10% trong các loại u vùng hàm mặt. Sự phát triển, xâm lấn của u thường âm thầm, liên tục, gây biến dạng mặt trầm trọng nếu kích thước u lớn. Phương pháp phẫu thuật triệt để được chấp nhận rộng rãi và được xem như là phương pháp điều trị an toàn Tuy nhiên, hậu quả của các phương pháp phẫu thuật này đều có những tác động sâu sắc và lâu dài đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Muc tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân u nguyên bào men xương hàm dưới phẫu thuật. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu bao gồm những bệnh nhân được chẩn đoán xác định u nguyên bào men xương hàm dưới dựa trên lâm sàng, phim X quang và giải phẫu bệnh tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành Phố Hồ Chí Minh. -Địa điểm nghiên cứu: Khoa Phẫu Thuật Hàm Mặt Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Thành Phố Hồ Chí Minh. -Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3/2021 đến tháng 9/2022. Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang.Cỡ mẫu 30 đối tượng.Chọn mẫu thuận tiện. Kết quả: Triệu chứng thường gặp nhất là gồ xương đơn thuần tại chỗ (56,7%) và mật độ u thường cứng (63,3%). Kích thước u nguyên bào men được đo trên phim X quang từ 3-10 cm chiếm 70%. U nguyên bào men xương hàm dưới thường xuất hiện liên quan đến vùng cành ngang (50%) và có dạng đa hốc (63,3%). Sau phẫu thuật u nguyên bào men 7 ngày, yếu tố ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân là nhai, nuốt, phát âm có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê so với trước khi phẫu thuật (p<0.05).Chất lượng cuộc sống chung của bệnh nhân sau phẫu thuật 3 tháng cải thiện so với trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 7 ngày và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: Chất lượng cuộc sống chung của bệnh nhân sau phẫu thuật 3 tháng cải thiện so với trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 7 ngày

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Phan Huỳnh An, Trần Công Chánh (2010), “Phân tích lâm sàng và x quang u nguyên bào men”, Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh, 14 (1), tr. 274-282.
2. Huỳnh Văn Dương, Nguyễn Tài Sơn (2015), "U nguyên bào men xương hàm dưới: Đánh giá kết quả phẫu thuật triệt để". Tạp chí Y Học Thực Hành, 5(964), tr. 102-106.
3. OA Effiom, OM Ogundana (2018), “Ameloblastoma: current etiopathological concepts and management”, Oral Diseases, 24(1), pp. 307-316.
4. Okoturo E, Ogunbanjo O, Akinlaye A, Bardi M (2011), “Quality of life of patients with segmental mandibular resection and immediate reconstruction with plates”, J Oral Maxillofac Surg, 69(5), pp. 2253-2259.
5. Andrii Hresko, Olga Burtyn (2021), “Controversies in ameloblastoma management: evaluation of decision making, based on a retrospective analysis”, Med Oral Patol Oral Cir Bucal, 26(2), pp. 181-186.
6. Hammed Sikiru Lawal, Rafel Adetokunbo Adebola (2016), “Quality of life of patients surgically treated for ameloblastoma”, Nigerian Medical Journal, 57(2), pp. 91-98.
7. Lowe D. W., Rogers, S.N. (2012), “Guidance for Scoring and Presentation: University of Washington Quality of Life Questionnaire (UWQOL v4)” , Head and Neck Cancer Support , [cited 2021 July 15], Available from: URL: http://www.hancsupport.com/sites/default/files/assets/pages/UW-QOL-update_2012.pdf.
8. Juanfang Zhu, Yanjie Yang (2013), “Assessment of quality of life and sociocultural aspects in patients with ameloblastoma after immediate mandibular reconstruction with a fibular free flap”, Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, 52(1), pp. 163-167.