THỰC TRẠNG SỨC KHỎE CỦA NỮ CÔNG NHÂN MAY CÔNG TY SEYANG CORPORATION VIỆT NAM TẠI TỈNH HÀ NAM NĂM 2022 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Nguyễn Ngọc Sơn1,, Bùi Hoài Nam2
1 Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật – Sở Y tế tỉnh Hà Nam
2 Viện Khoa học Môi trường

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng sức khỏe và phân tích một số yếu tố liên quan nữ công nhân may công ty Seyang Corporation Việt Nam tại tỉnh Hà Nam năm 2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Kết quả:  Nữ công nhân có sức khỏe đạt chiếm đa số với 97,4%, sức khỏe không đạt chỉ chiếm 2,6%. Trong đó sức khỏe loại I (tốt) chiếm 27,2%; sức khỏe khá loại II (56,9%); sức khỏe trung bình loại III (13,2%); Sức khỏe yếu loại IV chiếm 2,6%. Nữ công nhân công ty Seyang Corporation mắc các bệnh chủ yếu: bệnh về mũi họng có tỷ lệ cao nhất với 24,7%; Bệnh phế quản, phổi 14,7%; Bệnh về mắt 14,4%; Bệnh về tim mạch chiếm 13%. Nhóm tuổi nghề của nữ công nhân có mối liên quan với các bệnh mũi họng, bệnh phế quản-phổi, bệnh về mắt và phụ khoa, với ý nghĩa thống kê, với p<0,05. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê, với p<0,05 giữa sức khỏe (đạt/chưa đạt) với nhóm tuổi nghề, trung bình số giờ làm việc/ngày và cảm giác nơi làm việc. Sức khỏe nữ công nhân có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với môi trường ồn và bụi tại nơi làm việc. Kết luận: Tình hình sức khỏe nữ công nhân may đạt chiếm đa số với 97,4%. Nữ công nhân mắc các bệnh chủ yếu: bệnh về mũi họng; Bệnh phế quản, phổi; Bệnh về mắt; Bệnh về tim mạch.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2016) Thông tư số 26/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy định, quy chuẩn quốc gia về vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc.
2. Vũ Thị Diện, Đinh Thị Thu Hương, Lê Đức Cường, et al. (2022) "Thực trạng sũy tĩnh mạn tính mạch chi dưới ở công nhân may mặc tỉnh Thái Bình ". Tạp chí Y học Việt Nam, 520 (1A), 173-179.
3. Hoàng Thị Giang, Lê Tuấn Anh, Vũ Hải Vinh, et al. (2020) "Thực trạng điều kiện lao động và sức khỏe công nhân ngành may tại công ty TNHH Haivina Kim Liên, Nghệ An năm 2020". Tạp Chí Y học Việt Nam, 503 (1)
4. Hoàng Thị Thúy Hà (2015) Thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân may Thái Nguyên và hiệu quả một số giải pháp can thiệp, Luận văn tiến sĩ Y học Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên,
5. Nguyễn Minh Hiếu (2017) Thực trạng đau cơ xương, nguy cơ rối loạn cơ xương mạn tính của nữ công nhân may công ty TNHH may Tiến Thuận tại Ninh Thuận, năm 2017 và các yếu tố liên quan, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y tế công cộng,
6. Nguyễn Giang Long (2018) Thực trạng viêm mũi dị ứng do dị nguyên bụi bông ở công nhân dệt may nam định và kết quả giải pháp can thiệp, Luận án tiến sỹ Y tế công cộng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
7. Bùi Hoài Nam, Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Thị Thùy Dương, et al. (2015) "Điều kiện lao động nữ công nhân may công nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Anh.". Tạp chí Y học dự phòng, 8 (168), tr. 499-507.
8. Lê Hồng Thuận (2017) Báo cáo ngành dệt may.
9. Nasrin S., Rasiah R., Khan H.T. (2018) "The Relationship between Conversion Factors and Health: Evidence from the Ready-Made Garment Workers in Bangladesh". Journal of Asian and African Studies, 54 (1)
10. Steinisch M., Yusuf R., Li J., et al. (2013) "Work stress: Its components and its association with self-reported health outcomes in a garment factory in Bangladesh—Findings from a cross-sectional study". Health & place, 24, 123-130.