MỐI LIÊN QUAN GIỮA MẪN CẢM THỨC ĂN VỚI ĐỘ NẶNG VIÊM DA CƠ ĐỊA VÀ TỔN THƯƠNG LỚP THƯỢNG BÌ Ở TRẺ EM VIỆT NAM

Phạm Lê Duy1, Phạm Lê Duy1, Lê Kiều Minh1, Trịnh Hoàng Kim Tú1, Lý Thị Mỹ Nhung1, Trần Lê Hương Nguyên2,
1 Đại Học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh
2 Đại Học Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm da cơ địa (VDCĐ) là một trong những bệnh dị ứng phổ biến nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi, thường liên quan với tình trạng mẫn cảm thức ăn. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu để khảo sát mối liên quan giữa mẫn cảm với thức ăn và độ nặng của VDCĐ, cũng như sự tổn thương lớp thượng bì ở trẻ em VDCĐ tại Việt Nam. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả với 76 bệnh nhi (BN) VDCĐ từ 12-60 tháng tuổi, tại phòng khám Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, thời gian từ tháng 01/2022 đến tháng 05/2022. Độ nặng VDCĐ được đánh giá theo thang điểm SCORAD (Scoring Atopic Dermatitis). Mẫn cảm thức ăn được xác định bằng đo kháng thể IgE huyết thanh đặc hiệu với 31 dị nguyên thức ăn bằng phương pháp thấm miễn dịch (immunoblot). Mức độ tổn thương hàng rào thượng bì được đánh giá bằng cách đo độ ẩm lớp sừng thượng bì (SCH) và độ mất nước qua thượng bì (TEWL) bằng thiết bị GPSkin Barrier Pro® (GPower, Hàn Quốc). Kết quả: Có 67 BN (88,2%) mẫn cảm với ít nhất 1 dị nguyên thức ăn, phổ biến nhất là protein sữa bò, lòng trắng trứng, thịt bò, hạt hạnh nhân, lòng đỏ trứng, và sữa dê. Trẻ VDCĐ mức độ trung bình-nặng có SCH thấp hơn so với chỉ số này ở trẻ VDCĐ mức độ nhẹ (p < 0,05). Trẻ VDCĐ mẫn cảm với > 10 dị nguyên thức ăn có chỉ số TEWL cao hơn, SCH thấp hơn và điểm SCORAD cao hơn so với trẻ VDCĐ mẫn cảm với 1-4 và 5-10 dị nguyên thức ăn (p < 0,05). Kết luận: Phần lớn trẻ em Việt Nam bị VDCĐ có mẫn cảm với ít nhất 1 dị nguyên thức ăn, trong đó sữa bò, trứng, thịt bò, hạt hạnh nhân, lòng đỏ trứng và sữa dê là các dị nguyên phổ biến nhất. Mẫn cảm thức ăn có liên quan với độ nặng VDCĐ và sự tổn thương lớp thượng bì ở trẻ em Việt Nam

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hill DJ, Sporik R, Thorburn J, Hosking CS. The association of atopic dermatitis in infancy with immunoglobulin E food sensitization. J Pediatr. 2000;137(4):475-479. doi:10.1067/ mpd.2000.108207
2. Wolkerstorfer A, Wahn U, Kjellman NIM, Diepgen TL, De Longueville M, Oranje AP. Natural course of sensitization to cow’s milk and hen’s egg in childhood atopic dermatitis: ETAC study group. Clin Exp Allergy J Br Soc Allergy Clin Immunol. 2002;32(1):70-73. doi:10.1046/j.0022-0477.2001.01265.x
3. Brough HA, Nadeau KC, Sindher SB, et al. Epicutaneous sensitization in the development of food allergy: What is the evidence and how can this be prevented? Allergy. 2020;75(9):2185-2205. doi:10.1111/all.14304
4. Cartledge N, Chan S. Atopic Dermatitis and Food Allergy: A Paediatric Approach. Curr Pediatr Rev. 2018;14(3):171-179. doi:10.2174/ 1573396314666180613083616
5. Moghtaderi M, Farjadian S, Kashef S, Alyasin S, Afrasiabi M, Orooj M. Specific IgE to common food allergens in children with atopic dermatitis. Iran J Immunol IJI. 2012;9(1):32-38.
6. Yuenyongviwat A, Koosakulchai V, Treepaiboon Y, Jessadapakorn W, Sangsupawanich P. Risk factors of food sensitization in young children with atopic dermatitis. Asian Pac J Allergy Immunol. Published online January 2, 2021. doi:10.12932/AP-250820-0946
7. Sherenian MG, Kothari A, Biagini JM, et al. Sensitization to peanut, egg or pets is associated with skin barrier dysfunction in children with atopic dermatitis. Clin Exp Allergy J Br Soc Allergy Clin Immunol. 2021;51(5):666-673. doi:10.1111/ cea.13866
8. Montero-Vilchez T, Segura-Fernández-Nogueras MV, Pérez-Rodríguez I, et al. Skin Barrier Function in Psoriasis and Atopic Dermatitis: Transepidermal Water Loss and Temperature as Useful Tools to Assess Disease Severity. J Clin Med. 2021;10(2):359. doi:10.3390/jcm10020359
9. Leung DYM, Calatroni A, Zaramela LS, et al. The nonlesional skin surface distinguishes atopic dermatitis with food allergy as a unique endotype. Sci Transl Med. 2019;11(480):eaav2685. doi:10.1126/scitranslmed.aav2685