KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG DO H.PYLORI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG NAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc của BN viêm loét dạ dày-tá tràng do H. Pylori và đánh giá hiệu quả phác đồ điều trị H. Pylori tại bệnh viện. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả được sử dụng để khảo sát tình hình sử dụng thuốc và hiệu quả điều trị của BN sau khi dùng phác đồ tiệt trừ H. Pylori. Kết quả: Phác đồ được dùng nhiều nhất là PBMT chiếm 77,8%, thuốc dùng kèm chủ yếu là nhóm antacid 50,9%. ADE thường gặp là tiêu chảy (28,6%). Thời gian trung bình cho phác đồ điều trị là 14 ngày. Hiệu quả điều trị: số BN hết các triệu chứng lâm sàng là 78%, tỷ lệ tiệt trừ H. Pylori so với số BN đi kiểm tra lại và làm test hơi thở là 94%. 3 yếu tố: giới tính (p=0,005, OR=2,968, CI 95% 1,557-15,812), mức độ TTDT (p = 0,028, OR = 11,971, 95% CI 1,311-109,283) và nghề nghiệp viên chức (p =0,049, OR = 7,005, CI 95% 0,99-49,568) có liên quan với hiệu quả điều trị của bệnh nhân. Kết luận: Các thuốc sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng do H. Pylori hầu hết phù hợp với các hướng dẫn điều trị tham khảo. Giới tính, nghề nghiệp và mực độ TTDT là các yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm loét dạ dày-tá tràng do H. Pylori, sử dụng thuốc, tuân thủ điều trị
Tài liệu tham khảo
2. Đặng Ngọc Quý Huệ, Trần Văn Huy, Nguyễn Sĩ Tuấn, và cs (2014). Đánh giá H. pylori đề kháng với Clarithromycin và Levofloxacin bằng Epsilometer test tại Đồng Nai, năm 2013. Y học thực hành, 903(1), tr.89-93.
3. Đào Thị Lan (2020). Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và sự tuân thủ dùng thuốc ở bệnh nhân viêm loét dạ dày-tá tràng do H.pylori tại bệnh viện Đa khoa khu vực Định quán.
4. Lê Thị Xuân Thảo (2016). Tuân thủ điều trị tiệt trừ H. pylori ở BN viêm loét dạ dày tá tràng. Hội nghị khoa học kỹ thuật ĐHYD, lần thứ 34.
5. Henry A, Batey RG (1999). Enhancing compliance not a prerequisite for effective eradication of Helicobacter pylori: the HelP Study. Am J Gastroenterol. 94(3):811-5.
6. Fischbach, L.A., van Zanten, S.V. and Dickason, J. (2004). Meta‐analysis: the efficacy, adverse events, and adherence related to first‐line anti‐Helicobacter pylori quadruple therapies. Alimentary Pharmacology & Therapeutics, 20: 1071-1082.
7. Chen, Y., Yuan, H., Ye, H., Shi, Z., Deng, X., Zhang, X. and Hou, X. (2021). Application of a semi‐automatic, intensive follow‐up for improving efficacy and adherence of Helicobacter pylori eradication therapy: A randomized controlled trial. MicrobiologyOpen, 10: e1172
8. Al-Eidan FA, McElnay JC, Scott MG, McConnell JB (2002). Management of Helicobacter pylori eradication-the influence of structured counselling and follow-up. Br J Clin Pharmacol. 53(2):163-71.