NHẬN XÉT THAY ĐỔI LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở NGƯỜI BỆNH PARKINSON CÓ TRẦM CẢM ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐC ĐIỆN CÓ GÂY MÊ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét thay đổi lâm sàng, nồng độ dopamin, serotonin và các chất chuyển hoá trong huyết tương và dịch não tuỷ ở người bệnh mắc Parkinson có trầm cảm được điều trị bằng phương pháp sốc điện có gây mê. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 30 người bệnh có tuổi trung bình là 59,6±11,44 (nam 10, nữ: 20) được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson có trầm cảm điều trị nội khoa đáp ứng kém. Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh Parkinson theo tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng bệnh Parkinson của Hội Ngân hàng não thuộc Hội bệnh Parkinson Vương Quốc Anh. Chẩn đoán trầm cảm theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD-10. Mức độ trầm cảm được xác định theo thang điểm BECK. Máy sốc điện là máy Spectrum, 5000q 12031 do Mỹ sản xuất, thuốc gây mê được dùng là Propofol 1% 200mg/20ml. Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, theo dõi trước và sau sốc điện. Xét nghiệm nồng độ dopamin, serotonin 5-HIAA, DOPAC bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao. Sốc điện theo quy trình sốc điện có gây mê. Kết quả: Sau điều trị mức độ rối loạn vận động theo thang UPDRS giảm có ý nghĩa, tỷ lệ bệnh nhân hết triệu chứng trầm cảm là 46,7%, trầm cảm nhẹ: 46,7%, trầm cảm vừa: 6,6%, không có trầm cảm nặng. Điểm trầm cảm trung bình (thang BECK) sau điều trị là 14,6 ± 3,8, so với trước điều trị (24,2 ± 6,3) p<0,001. Sau điều trị, nồng độ 5-HIAA; Serotonin; Dopamin; DOPAC trong huyết tương và dịch não tủy đều tăng (p<0.001). Không gặp các tai biến, biến chứng trong quá trình sốc điện. Kết luận: Sốc điện có gây mê có cải thiện rõ các triệu chứng vận động, trầm cảm và nồng độ dopamin, serotonin cùng các chất chuyển hoá của chúng ở người bệnh mắc Parkinson có trầm cảm, chưa thấy tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Parkinson, trầm cảm, sốc điện
Tài liệu tham khảo
2. Andersen K., Balldin J., Gottfries C.G. et al. (1987). A double-blind evaluation of electroconvulsive therapy in Parkinson’s disease with “on-off” phenomena. Acta Neurologica Scandinavica, 76(3), 191–199.
3. Chuquilin-Arista, Alvarez-Avellon F.T, Menendez-Gonzalez M (2019), Prevalence of Depression and Anxiety in Parkinson Disease and Impact on Quality of Life: A Community-Based Study in Spain, J Geriatr Psychiatry Neurol. p.1-7
4. Douyon R., Serby M., Klutchko B., Rotrosen J (1989). ECT and Parkinson’s disease revisited: a “naturalistic” study. AJP, 146(11), 1451–1455.
5. Kapur S. và Mann J.J. (1993). Antidepressant action and the neurobiologic effects of ECT: human studies. The clinical science of electroconvulsive therapy, 235–250.
6. Takamiya A., Seki M., Kudo S. et al. (2021). Electroconvulsive Therapy for Parkinson’s Disease: A Systematic Review and Meta-Analysis. Mov Disord, 36(1), 50–58.
7. Wiesli D et al (2017), Influence of Mild Cognitive Impairment, Depression, and Anxiety on the Quality of Life of Patients with Parkinson Disease, Dement Geriatr Cogn Dis Extra, 7 (3): p. 297-308.
8. William C.B et al (2016), Electroconvulsive therapy for depression in Parkinson’s disease: systematic review of evidence and recommendations, Neurodegenerative disease management, 6(2):161-76