KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU TRÊN BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI ĐANG LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA LONG AN

Nguyễn Thị Thanh Bình1, Nguyễn Ngọc Khôi2, Nguyễn Như Hồ2,
1 Bệnh viện Đa khoa Long An
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm sử dụng thuốc điều trị thiếu máu và hiệu quả trong 6 tháng trên bệnh nhân lọc máu chu kỳ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên bệnh nhân bị suy thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu chu kì tại Đơn vị lọc thận – Bệnh viện đa khoa Long An và có sử dụng thuốc điều trị thiếu máu trong thời gian từ 01/01-31/12/2020. Kết quả: Trong số 111 bệnh nhân, có 44,1% là nam giới. Độ tuổi trung bình của mẫu là 55,9±1,5 tuổi. Tất cả được chỉ định tác nhân kích thích hồng cầu (ESA) đường tĩnh mạch với liều phổ biến là 6000 UI/tuần và 13,2% phối hợp thêm sắt đường uống. Có 29,7%  bệnh nhân đạt mức Hgb mục tiêu từ 10-11,5 g/dL. Tỉ lệ  bệnh nhân có mức RBC và Hct đạt mục tiêu lần lượt là 9,9% và 12,6%. Kết luận: Việc điều trị thiếu máu cho bệnh nhân bệnh thận mạn đang lọc máu chu kỳ chưa được tối ưu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Quyết định số 3931/QĐ-BYT (21/09/2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều tri một số bệnh thận - tiết niệu, Bộ y tế, chủ biên, tr. 129-152.
2. McLean, E., Cogswell, M., Egli, I., Wojdyla, D. và các cộng sự. (2009), "Worldwide prevalence of anaemia, WHO Vitamin and Mineral Nutrition Information System, 1993-2005", Public Health Nutr. 12(4), tr. 444-54.
3. KDIGO (2013), "KDIGO clinical practice guideline for the evaluation and management of chronic kidney disease", Kidney Int Suppl. 3, pp. pp. 1-150.
4. Đỗ Thị Hòa, Nguyễn Thị Tuyết Trinh, Nguyễn Thị Liên Hương và Phan Tùng Lĩnh (2020), "Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc tạo hồng cầu trên bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kì tại bệnh viện Thận Hà Nội", Tạp chí khoa học Việt Nam: nghiên cứu y dược. 36(1), tr. 65-74.
5. Vương Tuyết Mai, Hoàng Hà Phương và Vũ Thanh Hiếu (2016), "Khảo sát tình tình sử dụng erythropoeitin ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối lọc máu chu kì", Y học TP. Hồ Chí Minh. 20(No 1), tr. 402-407.
6. Bùi Thị Hương Quỳnh, Hà Nguyễn Y Khuê, Võ Duy Thông và Nguyễn Bách (2018), "Khảo sát tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến tình trạng kém đáp ứng với yếu tố kích thích tạo hồng cầu (ESA) ở bệnh nhân điều trị bằng thay thế thận tại bệnh viện Thống Nhất", Y Học TP. Hồ Chí Minh. 22(5), tr. 400 - 405.
7. Locatelli, F. (2011), "Iron treatment and the treat trial", NDT Plus. 4(Suppl 1), tr. i3-i5.