KẾT QUẢ LÂM SÀNG, SIÊU ÂM TIM NGẮN VÀ TRUNG HẠN SAU THAY VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ SINH HỌC

Nguyễn Hữu Đức1,
1 Viện Tim TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Chỉ định thay van động mạch chủ sinh học; kết quả lâm sàng, siêu âm tim ngắn và trung hạn (NYHA, chỉ số siêu âm tim, hoạt động van động mạch chủ sinh học, biến chứng). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 101 bệnh nhân thay van động mạch chủ sinh học tại Viện tim TP. HCM từ 1/2010 đến 12/2015. Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu, mô tả dọc. Kết quả: Tuổi trung bình 63,6 ± 9,7 (trẻ nhất 20 tuổi, lớn nhất 82 tuổi). Nhóm 50 – 70 tuổi (70,3%), trên 70 tuổi (24,8%). Dưới 50 tuổi (4,9%) chủ yếu là nữ tuổi sinh sản (80%), từ 20 – 41 tuổi, trung bình 29,4 ± 7,6 tuổi. Trước mổ: NYHA II (76,2%), NYHA III (13,9%), NYHA IV (4%), phẫu thuật thay van động mạch chủ sinh học hầu hết là chỉ định IB (98%), loại van Carpentier-Edwards (36,6%), Epic Saint Jude (32,7%), Trifecta Saint Jude (27,7%). Kích thước van động mạch chủ sinh học trung bình 20,8 ± 1,6 mm. Van kích thước 21 mm (47,5%), 19 mm (31,7%) và 23 mm (17,8%). Chụp động mạch vành trước mổ (95,1%) ở bệnh nhân trên 40 tuổi, phân suất tống máu ≤ 50%. Hẹp động mạch vành nặng (24%) hầu hết được phẫu thuật bắc cầu. Biến chứng ngắn hạn: viêm nội tâm mạc nhiễm trùng gây hở cạnh van nặng phải mổ lại 1 (1%), huyết khối van sinh học 1 (1%). Tử vong ngắn hạn 2 (2%), trung hạn 3 (3,1%). Lâm sàng hầu hết không còn triệu chứng suy tim, ngắn hạn (80,8%), trung hạn (90,6%), kích thước buồng tim trái, phân suất tống máu và áp lực động mạch phổi đều cải thiện (p < 0,05), van động mạch chủ sinh học hoạt động tốt, không ghi nhận thoái hóa van. Kết luận: Thay van động mạch chủ sinh học chủ yếu ở bệnh nhân lớn tuổi, trung bình 63,6 ± 9,7 tuổi (trẻ nhất 20 tuổi, lớn nhất 82 tuổi), và phụ nữ độ tuổi sinh sản (trẻ nhất 20 tuổi, lớn nhất 41 tuổi, trung bình 29,4 ± 7,6 tuổi). Chỉ định thay van động mạch chủ sinh học hầu hết là IB. Loại van sử dụng nhiều nhất là Carpentier-Edwards, Epic Saint Jude, Trifecta Saint Jude. Kích thước van động mạch chủ sinh học trung bình 20,8 ± 1,6 mm. Chụp động mạch vành trước mổ ở bệnh nhân lớn tuổi, phân suất tống máu giảm, có yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành đi kèm; trường hợp hẹp nặng động mạch vành hầu hết được phẫu thuật bắc cầu. Kết quả lâm sàng ngắn và trung hạn tỉ lệ biến chứng thấp, hầu hết không còn triệu chứng suy tim; hoạt động của van động mạch chủ sinh học tốt, kích thước buồng tim trái cải thiện, áp lực động mạch phổi, chức năng tâm thu thất trái cải thiện đáng kể theo thời gian.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Andrew BG et al (2017). "Mechanical or Biologic Prostheses for Aortic Valve and Mitral Valve Replacement". The New England Journal of Medicine, 377 (19), pp. 1847-1857.
2. Baumgartner H, Falk V, Bax JJ, De Bonis M, Hamm C, Holm PJ, Lung B et al (2017). "2017 ESC/EACTS Guidelines for the management of valvular heart disease: The Task Force for the Management of Valvular Heart Disease of the European Society of Cardiology (ESC) and the European Association for Cardio-Thoracic Surgery (EACTS)". Eur Heart J, 38 (36), pp. 2739 - 2791.
3. Cohn LH et al (2008). "History of cardiac surgery - Cardiac surgery in adult". New York. The McGraw - Hill, 3th edition.
4. Krzystof B et al (2018). "Primary safery and effectiveness feasibility study after surgery aortic valve replacement with a new generation bioprosthesis: one year outcomes". Kardiologia Polska, 76 (3), pp. 618-624.
5. Mehta SR, Bainey KR, Cantor WJ et al (2018). "CCS/Canadian Association of Interventional Cardiology Focused Update of the Guidelines of the Use of Antiplatelet Therapy". Can J Cardiol, 34 (3), pp. 214-233.
6. Nishimura RA, Otto CM, Bonow RO et al (2017). "2017 AHA/ACC Focused Update of the 2014 AHA/ACC guidelines for the Management of patients with Valvular Heart Disease". JACC, pp. 14-33.
7. Sung - Hang Y et al (2015). "Long-term clinical outcomes of mechanical versus bioprosthetic aortic valve replacement in older patients". ASIA Interventions for structural heart disease, 1 (4244), pp. 1-9.
8. Walter BE et al (2008). "Twenty Year Experience with the St. Jude Medical Biocor Bioprosthesis in the Aortic Position". Ann Thorac Cardiovasc Surg, 86, pp. 1204-1211.
9. Yuting P, Joanna C, Alan JM et al (2014). "Survival and Long-term Outcomes Following Bioprosthetic vs Mechanical Aortic Valve Replacement in Patients Aged 50 to 69 Years". JAMA, 312 (13), pp. 1323-1329.