TỔNG QUAN HỆ THỐNG KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM AMIDAN MẠN TÍNH

Nguyễn Thị Bích1,, Phạm Thị Bích Đào2
1 Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: 1. Tổng quan đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm Amidan mạn tính qua các tài liêu được viết trong y văn từ năm 2000 đến 2022; 2. Tổng quan kết quả điều trị nội khoa viêm Amidan mạn tính và chỉ định cắt Amidan. Đối tượng và phương pháp: tổng quan hệ thống kết quả điều trị viêm Amidan mạn tính. Số lượng tìm được với 3 cơ sở dữ liệu Pubmed, Cochrane, Sciencedirect là 259. Sau khi loại trừ các trường hợp trùng lặp 115 tài liệu được rà xoát tiêu đề và tóm tắt. Ở bước này, loại bỏ 27 tài liệu không phù hợp còn lại 88 tài liệu được đưa vào phân tích toàn văn. Sau khi phân tích các bài toàn văn 13 tài liệu được đưa vào nghiên cứu. Kết quả: Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm Amidan mạn tính: đau họng, hôi miệng/hơi thở có mùi,nốt sần amidan, hạch dưới hàm sưng, ESR trung bình 70,3+-13,11. Kết quả điều trị: Trong số 13 nghiên cứu được đưa vào phân tích có 53,8%(7) bài điều trị viêm Amidan mạn tính bằng phẫu thuật, 46,2% (6) điều trị nội khoa.Các biện pháp điều trị nội giảm/làm mất chứng đau họng ngay lần đầu sử dụng, hiệu giảm số đợt cấp Amidan mạn tính. Một số biến chứng sau phẫu thuật được nhắc tới bao gồm: xuất huyết, cơn đau sau phẫu thuật, xuất hiện vảy.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. El Hennawi DED, Geneid A, Zaher S, Ahmed MR. Management of recurrent tonsillitis in children. American Journal of Otolaryngology. 2017;38(4):371-374. doi:10.1016/j.amjoto.2017.03.001
2. Ngô Ngọc Liễn. Giản Yếu Tai Mũi Họng. Nhà xuất bản Y học; 2008.
3. Randall DA, Hoffer ME. Complications of tonsillectomy and adenoidectomy. Otolaryngol Head Neck Surg. 1998;118(1):61-68. doi:10.1016/S0194-5998(98)70376-6
4. Riabova MA. [On the problem of rational antibacterial therapy of inflammatory diseases of the upper respiratory tract]. Vestn Otorinolaringol. 2012;(6):82-86.
5. Abdulkerimov KT, Kartashova KI, Davydov RS, Abdulkerimov ZK, Kolesnikova AV, Yusupova DR. [The comparative evaluation of the effectiveness of the treatment of the patients presenting with the sub-compensated form of chronic tonsillitis making use of the antiseptic herbal medicinal product in the combination with the standard conservative therapy: the results of the open randomized study]. Vestn Otorinolaringol. 2018;83(3):45-49. doi:10.17116/otorino201883345
6. Lachanas VA, Prokopakis EP, Bourolias CA, et al. Ligasure versus cold knife tonsillectomy. Laryngoscope. 2005;115(9):1591-1594. doi:10.1097/01.mlg.0000172044.57285.b6
7. Efficacy of Tonsillectomy for Recurrent Throat Infection in Severely Affected Children — Results of Parallel Randomized and Nonrandomized Clinical Trials | NEJM. Accessed April 22, 2023. https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJM198403153101102
8. Raut V, Bhat N, Kinsella J, Toner JG, Sinnathuray AR, Stevenson M. Bipolar scissors versus cold dissection tonsillectomy: a prospective, randomized, multi-unit study. Laryngoscope. 2001;111(12):2178-2182. doi:10.1097/00005537-200112000-00020
9. Effectiveness of adenotonsillectomy in children with mild symptoms of throat infections or adenotonsillar hypertrophy: open, randomised controlled trial - Staaji - 2005 - Clinical Otolaryngology - Wiley Online Library. Accessed April 16, 2023. https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1365-2273.2005.00980.x