CÁC TRIỆU CHỨNG KÉO DÀI THƯỜNG GẶP Ở BỆNH NHÂN HỒI PHỤC SAU NHIỄM COVID-19 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Lê Thị Bình Minh1,, Trần Nguyễn Quỳnh Anh1, Nguyễn Long Điền1, Phạm Đình Đức1, Trần Khánh Huyền1, Phạm Thị Thanh Ngân1, Nguyễn Hữu Tín1, Thái Thanh Trúc1
1 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người nhiễm. Không những thế, những ảnh hưởng này có thể còn kéo dài cho đến thời kỳ hậu COVID-19. Mục tiêu: Nghiên cứu này thực hiện nhằm xác định tỷ lệ những triệu chứng kéo dài phổ biến của những người khỏi COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 764 đối tượng đã khỏi COVID-19 từ 1 – 3 tháng tại 4 Quận/Huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2022. Người tham gia hoàn thành bộ câu hỏi tự điền bao gồm các thông tin về đặc điểm cá nhân – xã hội, tình trạng sức khỏe trước, trong và sau khi nhiễm COVID-19. Kết quả: Tỷ lệ người có ít nhất 1 triệu chứng kéo dài trong thời kỳ bình phục là 81,3%. Trong đó, 5 triệu chứng kéo dài thường gặp nhất là: ho (39,8%), hay quên (34,7%), mệt mỏi (31,3%), rụng tóc (23,7%) và đau đầu (22,9%). Đa số các triệu chứng hậu COVID-19 xuất hiện từ lúc khỏi bệnh và thuyên giảm trong vòng 1 tuần. Kết luận: Tỷ lệ những người bình phục sau nhiễm COVID-19 ở thành phố Hồ Chí Minh có xuất hiện những triệu chứng kéo dài hiện đang ở mức cao. Do đó, cần có chính sách và dịch vụ y tế nhằm tầm soát, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân trong thời kỳ hậu COVID-19.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ y tế (2022) cổng thông tin của bộ y tế về đại dịch covid-19, https://covid19.gov.vn/, 10/06/2022.
2. Khuê Nguyễn Ngọc Như, Vũ Thị Quỳnh Hậu, Nguyễn Anh Khoa, Lê Phúc, Nguyễn Hữu Huyên (2022) "ĐẶC ĐIỂM HẬU COVID-19 TẠI ĐẮK LẮK, NĂM 2021". Tạp chí Y học Việt Nam, 513 (1)
3. Ayman Iqbal, Kinza Iqbal, Shajeea Arshad Ali, Dua Azim, Eisha Farid, Mirza D Baig, et al. (2021) "The COVID-19 sequelae: a cross-sectional evaluation of post-recovery symptoms and the need for rehabilitation of COVID-19 survivors". Cureus, 13 (2)
4. Preeti Malik, Karan Patel, Candida Pinto, Richa Jaiswal, Raghavendra Tirupathi, Shreejith Pillai, et al. (2022) "Post‐acute COVID‐19 syndrome (PCS) and health‐related quality of life (HRQoL)—A systematic review and meta‐analysis". Journal of medical virology, 94 (1), 253-262.
5. Paulo Müller-Ramos, Mayra Ianhez, Caio Cesar Silva de Castro, Carolina Talhari, Paulo Ricardo Criado, Hélio Amante Miot (2022) "Post‐COVID‐19 hair loss: prevalence and associated factors among 5,891 patients". International Journal of Dermatology, 61 (5), e162-e164.
6. NICE (2020) COVID-19 rapid guideline: managing the long-term effects of COVID-19. NG188. NICE London.
7. WHO (2021) Coronavirus disease (COVID-19), https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/question-and-answers-hub/q-a-detail/coronavirus-disease-covid-19, 10/06/2022.
8. WHO (2023) WHO Coronavirus (COVID-19) Dashboard, https://covid19.who.int/ 13/04/2023.