ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT DẠ DÀY TRIỆT CĂN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

Nguyễn Văn Tiệp1,, Phạm Nguyễn Nghĩa Đô1, Hồ Chí Thanh1
1 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật cắt dạ dày triệt căn điều trị ung thư dạ dày. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang trên 108 bệnh nhân được phẫu thuật cắt dạ dày triệt căn điều trị ung thư dạ dày trong thời gian 02/2018 đến 6/2021 tại bệnh viện Quân y 103. Kết quả: Có 108 bệnh nhân được phẫu thuật cắt dạ dày triệt căn: Tuổi trung bình là 61,8 ±12,1 tuổi (23 – 85), nam chiếm 75,9%, nữ chiếm 24,1%. ASA= 2 (63,9%), ASA = 3 (36,1%). Giai đoạn bệnh IB, IIA, IIB, IIIA, IIIB, IIIC lần lượt là 20,4%; 18,5%; 21,3%; 11,1%; 16,7%; 12,0%. Loại tế bào: ung thư biểu mô tuyến ống: 84,3%; ung thư biểu mô tế bào nhẫn: 9,2%, ung thư biểu mô tế bào dạng nhầy: 6,5%. Kỹ thuật: cắt gần toàn bộ dạ dày: 92,6%, cắt toàn bộ dạ dày 7,4%; phục hồi lưu thông tiêu hóa kiểu Roux – en – Y: 79,6%, kiểu Polya 8,3%, kiểu Pean 12,1%. Tổng số hạch vét trung bình 27,2 ± 8,2 hạch (14 -63). Biến chứng sau phẫu thuật: nhiễm khuẩn vết mổ: 4,6%; rò mỏm tá tràng 1,9%, tắc ruột sau mổ 1,9%; chảy máu trong ổ bụng 0,9%. Thời gian nằm viện trung bình sau phẫu thuật 7,2 ± 2,3 ngày (7-18). Thời gian sống trung bình thêm sau phẫu thuật 44,8 ± 3,5 tháng. Dự báo tỷ lệ sống thêm không bệnh sau 1 năm, 2 năm, 3 năm, 4 năm lần lượt là: 96,0%; 80,2%; 73,3%; 57,4%. Đánh giá chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật với thang điểm Spitzer: 5 – 6 điểm; 7 – 8 điểm; 9 – 10 điểm lần lượt là: 18,5%; 39,8%; 41,7%. Kết luận: Phẫu thuật cắt dạ dày triệt căn là phương pháp hiệu quả được lựa trọn ưu tiên trong điều trị ung thư dạ dày, kết quả phẫu thuật khả quan với tỷ lệ biến chứng thấp, thời gian phục hồi sau phẫu thuật sớm, thời gian sống thêm sau phẫu thuật kéo dài cho bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Sung, H., et al., Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin, 2021. 71(3): p. 209-249.
2. Chen, K., et al., Short-term surgical and long-term survival outcomes after laparoscopic distal gastrectomy with D2 lymphadenectomy for gastric cancer. BMC Gastroenterol, 2014. 14: p. 41.
3. Chen, Z., et al., Complication Rates in Different Gastrectomy Techniques of Enhanced Recovery after Surgery for Gastric Cancer: A Meta-analysis. J Coll Physicians Surg Pak, 2022. 32(10): p. 1318-1325.
4. Wu, C.W., et al., Quality of life of patients with gastric adenocarcinoma after curative gastrectomy. World J Surg, 1997. 21(7): p. 777-82.
5. Cianchi, F., et al., Robotic vs laparoscopic distal gastrectomy with D2 lymphadenectomy for gastric cancer: a retrospective comparative mono-institutional study. BMC Surg, 2016. 16(1): p. 65.
6. Shimada, H., et al., Clinical significance of serum tumor markers for gastric cancer: a systematic review of literature by the Task Force of the Japanese Gastric Cancer Association. Gastric Cancer, 2014. 17(1): p. 26-33.
7. Catarci, M., et al., Lymph node retrieval and examination during the implementation of extended lymph node dissection for gastric cancer in a non-specialized western institution. Updates Surg, 2010. 62(2): p. 89-99.
8. Küster R, G.B., Stützer H, Salzberger B, Ahrens P and and R.H. (1987), Quality of Life in Gatric Cancer: Karnofsky’s Scale and Spitzer’s Index in Comparision at the Time of Survey in a Cohort of 1081 patients. Scandinavian Journal ò Gastroenterolog. 22, 133: p. 102 - 106.