MỐI LIÊN QUAN CỦA BỆNH MẠN TÍNH VỚI THỂ CHẤT Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG 5 QUẬN 10 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tô Hùng Vinh1,, Trần Thái Hà2
1 Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam
2 Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm thể chất y học cổ truyền và mối liên quan với bệnh mạn tính của người dân phường 5 quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang từ tháng 4/2022 dến hết tháng 10/2022 trên 449 người dân từ 15 tuổi trở lên sinh sống tại phường 5 quận 10. Kết quả: Nữ chiếm tỷ lệ 37% ít hơn nam. Độ tuổi 45 - 64 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 41%. Nhóm chỉ số khối cơ thể trong mức trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất (49%). Bệnh rối loạn mỡ máu chiếm tỉ lệ cao nhất (32%), tiếp theo là bệnh tăng huyết áp (31%), đái tháo đường typ 2 (10%), bệnh mạch vành (8%), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) (6%), ung thư (2%) và đột quỵ (3%). Thể chất đặc biệt 20%, thể chất âm hư và huyết ứ cùng 19%, thể chất khí uất 18%, khí hư 15%, dương hư 12%, đàm thấp 8%, thấp nhiệt 6%, bình hòa 5%. Thể chất khí hư có liên quan đến bệnh đái tháo đường typ 2 (OR=2,83) và tăng huyết áp (OR=2,13), thể chất dương hư liên quan đến tăng huyết áp (OR=2,03), thể chất đàm thấp và khí uất liên quan đến rồi loạn lipid máu (OR=3,07 và OR=0,42), thể chất huyết ứ liên quan đến COPD (OR=2,83). Kết luận: Người tham gia nghiên cứu đa số là nam, chủ yếu từ 45 - 64 tuổi, BMI trung bình, bệnh mạn tính thường là tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường. Thể chất y học cổ truyền chủ yếu là các thể  đặc biệt, âm hư, huyết ứ, khí uất, khí hư, dương hư, đàm thấp,. Thể chất khí hư có liên quan đến bệnh đái tháo đường typ 2 và tăng huyết áp, thể chất dương hư liên quan đến tăng huyết áp, thể chất đàm thấp và khí uất liên quan đến rồi loạn lipid máu, thể chất huyết ứ liên quan đến COPD

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Sơn và các cộng sự (2021), "Khảo sát tỉ lệ các thể lâm sàng Y học cổ truyền trên bệnh tăng huyết áp bằng bảng CCMQ", Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh. 25(5), tr. 51-57.
2. Trịnh Thị Diệu Thường và các cộng sự (2021), "Khảo sát các thể lâm sàng Y học cổ truyền trên bệnh nhân đái tháo đường type II", Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh. Tập 25(Số 5), tr. 20 -26.
3. Yanying Kong và các cộng sự (2015), "Investigation of Traditional Chinese Medical Constitution Types and Cardiovascular Risk Factors in Hypertension Patients:An Analysis of 1108 Cases", Journal of Guangzhou University of Traditional Chinese Medicine. 6, tr. 598-602.
4. Wang Qi và các cộng sự (2009), "Epidemiological investigation of constitutional types of Chinese medicine in general population: based on 21,948 epidemiological investigation data of nine provinces in China.", China Journal of Traditional Chinese Medicine and Pharmacy. 24(1), tr. 7-12.
5. Y. Wang và các cộng sự (2021), "Body Constitution and Unhealthy Lifestyles in a Primary Care Population at High Cardiovascular Risk: New Insights for Health Management", Int J Gen Med. 14, tr. 6991-7001.
6. Lin Xiaomei và các cộng sự (2018), "Study on the Correlation betw een Traditional Chinese Medicine Constitution and Obesity, Blood Coagulation, Blood Lipids and Smoking Index in Patients w ith COPD", Chinese Medicine Modern Distance Education Of China. 16 (24), tr. 48-50.
7. WJ Zhang và các cộng sự (2017), "Analysis of distribution of TCM constitutions and complications such as hyperuricemia of 534 patients with hyperlipemia", Chin Arch Tradit Chin Med. 35(4), tr. 984-988.
8. Yanbo Zhu và các cộng sự (2017), "Association between Nine Types of TCM Constitution and Five Chronic Diseases: A Correspondence Analysis Based on a Sample of 2,660 Participants", Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine. 2017, tr. 1-7.