NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ KHÔNG PHẪU THUẬT SAI HÌNH XƯƠNG HẠNG III PHỨC TẠP BẰNG PHƯƠNG PHÁP MEAW CẢI TIẾN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả điều trị không phẫu thuật sai hình xương hạng III phức tạp bằng phương pháp MEAW cải tiến. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không nhóm chứng thực hiện trên 31 bệnh nhân sai khớp cắn hạng III do xương phức tạp với kỹ thuật MEAW cải tiến. Đánh giá mức độ cải thiện thẩm mỹ thực hiện bởi nhóm quan sát viên chuyên và không chuyên với thang đo NRS trên hình chụp mặt nghiêng và mặt thẳng cười. Đánh giá sự cải thiện khớp cắn thông qua phân tích mẫu hàm theo tiêu chuẩn ABO. Đánh giá sự thay đổi cấu trúc sọ - mặt – răng – mô mềm trên phim sọ nghiêng và sọ thẳng sử dụng phân tích Ricketts, Arnett và Sato. Dữ liệu trước và sau điều trị được so sánh về mặt thống kê. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy hiệu quả rõ rệt của kỹ thuật MEAW cải tiến trong điều trị SKC hạng III phức tạp do xương: cải thiện thẩm mỹ mặt và nụ cười từ mức xấu-chấp nhận được đến mức bình thường-hài hoà, hoàn tất khớp cắn ở mức độ khá - tốt theo chuẩn ABO, tạo sự xoay mở và lui sau của XHD thông qua mở góc nền sọ giúp thay đổi tương quan xương hai hàm đáng kể, đẩy răng cửa trên ra trước, dựng trục và lui sau răng cửa dưới, cải thiện độ nhô 2 môi và cằm so với trục thẩm mỹ qua chân mũi, cân bằng mặt phẳng nhai theo chiều ngang giúp giảm tình trạng lệch hàm dưới sang bên
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phương pháp MEAW cải tiến, sai khớp cắn hạng III do xương
Tài liệu tham khảo
2. Trần Ngọc Quảng Phi Dương Thị Hoài Xuân (2015) "Chỉ số phân tích đo sọ mô mềm trên người Việt trưởng thành có khuôn mặt hài hoà". Y học thực hành, 958 (4), 6-10.
3. Kyoko Ishizaki, Koichi Suzuki, Sadao Sato (2010) "Morphologic, functional, and occlusal characterization of mandibular lateral displacement malocclusion". Am J Orthod Dentofacial Orthop 137 (4), 454e1-e9.
4. Masahide Motokawa, Tomoko Sasamoto, Masato Kaku et al (2012) "Association between root resorption incident to orthodontic treatment and treatment factors". European Journal of Orthodontics, 34, 350–356.
5. Orthodontics American Board of (Revised 2013) "The ABO Discrepancy Index (DI) A Measure of Case Complexity".
6. Orthodontics American Board of (Revised 2012) "Grading System for Dental Casts and Panoramic Radiographs".
7. Sadao Sato Akiyoshi Shirasu (2019) Orthodontic treatment of malocclusion aimed at establishing functional occlusion, Daiichi Shika publishing Company, Japan, 239.
8. Shushu He Jinhui Gao, Peter Wamalwa, Yunji Wang et al (2013) "Camouflage treatment of skeletal Class III malocclusion with multiloop edgewise arch wire and modified Class III elastics by maxillary mini-implant anchorage". Angle Orthodontist, 83 (4), 630-40.
9. M. Tabancis, A. Ratzmann, P. Doberschütz and K. F. Krey (2020) "Multiloop edgewise archwire technique and denture frame analysis: a systematic review". Head & Face Medicine, 16 (32), 2-9.
10. Yi Guo Xinrui Qiao, Shiyu Yao, Tiancheng Li et al (2020) "Clinical Study: CBCT Analysis of Changes in Dental Occlusion and Temporomandibular Joints before and after MEAW Orthotherapy in Patients with Nonlow Angle of Skeletal Class III". BioMed Research International, 2020, 1-7.