NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH BỆNH LÝ DỊ DẠNG MẠCH MÁU NGOẠI BIÊN

Vĩnh Hiệp Đặng 1, Đình Luân Nguyễn 2,
1 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh dị dạng mạch máu ngoại biên. Phương pháp: Tiến cứu hàng loạt ca bệnh, có can thiệp không nhóm chứng các bệnh nhân có chẩn đoán dị dạng mạch máu ngoại biên từ tháng 06/2016 đến tháng 03/2019 tại bệnh viện Nhân dân Gia Định, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ theo mẫu bệnh án nghiên cứu. Tất cả các bệnh nhân được trải qua các bước khám lâm sàng, hình ảnh học. Chẩn đoán dị dạng mạch máu ngoại biên dựa vào phân loại của ISSVA 2014. Kết quả: Có 103 BN thoả điều kiện nghiên cứu, trong đó có 35 nam (34%) và 68 nữ (66%). Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 24,2 ± 14,1, trong đó chủ yếu là nhóm > 18 tuổi (55,3%). Chẩn đoán dị dạng mạch máu theo phân loại ISSVA 2014 thì có 72,8% là dị dạng tĩnh mạch (VM), 15,5% dị dạng động tĩnh mạch (AVM), còn lại là các dị dạng mạch máu khác. Không có sự khác biệt về tuổi, giới đối với các loại dị dạng mạch máu. Siêu âm có giá trị chẩn đoán tốt nhất đối với dị dạng bạch mạch (66,7%). CLVT chẩn đoán dị dạng động tĩnh mạch trong 100% các trường hợp. Đối với các dị dạng dòng chậm, CHT chẩn đoán chính xác 100% các trường hợp. Tuy nhiên với các dị dạng lưu lượng cao, giá trị chẩn đoán của CHT chỉ là 46,7%. Kết luận: Siêu âm là phương tiện đầu tay trong chẩn đoán dị dạng mạch máu. CLVT và CHT giúp chẩn đoán chính xác, mức độ lan rộng và tương quan với các cấu trúc xung quanh, theo dõi sau điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lee Byung-B., Laredo J., Neville R. F., et al. (2015), “Epidemiology of vascular malformations”, In: Hemangiomas and Vascular Malformations, Springer, pp. 165-169.
2. Nguyễn Công Minh (2013), “Đánh giá điều trị dị dạng mạch máu bẩm sinh ở người lớn trong 6 năm (2005-2010)”. Tạp chí Y học TPHCM, 17.
3. Tasnádi G. (1993), “Epidemiology and etiology of congenital vascular malformations”. Semin Vasc Surg, 6 (4), pp. 200-3.
4. Arnold R., Chaudry G. (2011), “Diagnostic imaging of vascular anomalies”. Clin Plast Surg, 38 (1), pp. 21-9.
5. Trop I., Dubois J., Guibaud L., et al. (1999), “Soft-tissue venous malformations in pediatric and young adult patients: diagnosis with Doppler US”. Radiology, 212 (3), pp. 841-5.
6. Olivieri B., White C. L., Restrepo R., et al. (2016), “Low-Flow Vascular Malformation Pitfalls: From Clinical Examination to Practical Imaging Evaluation--Part 2, Venous Malformation Mimickers”. AJR Am J Roentgenol, 206 (5), pp. 952-62.
7. Yakes W. F. (2015), "Yakes’ AVM classification system". Journal of Vascular and Interventional Radiology, 26 (2), pp. S224.