ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA NGƯỜI BỆNH VIÊM LOÉT GIÁC MẠC TẠI BỆNH VIỆN MẮT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Văn Đảm1,, Lê Trần Thúy Vy1, Nguyễn Xuân Thảo2, Nguyễn Công Kiệt3
1 Trường Đại học Trà Vinh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy
3 Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm loét giác mạc là nguyên nhân gây mù loà phổ biến nhất ở Việt Nam. Nhưng đa phần các báo cáo tập trung đánh giá kết quả điều trị viêm loét giác mạc, còn đặc điểm lâm sàng của bệnh lý này chưa được mô tả nhiều. Mục tiêu: Xác định các đặc điểm lâm sàng liên quan đến yếu tố tiên lượng bệnh trong chẩn đoán viêm loét giác mạc  tại bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, hồi cứu hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được chẩn đoán viêm loét giác mạc nhiễm trùng và điều trị nội trú tại Khoa Giác Mạc, bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận viêm loét giác mạc thường gặp ở độ tuổi trung bình là 54,9 ± 13,59 tuổi, thường gặp nhất là nhóm hơn 60 tuổi. Đối tượng nghiên cứu đến từ khu vực nông thôn chiếm ưu thế. Nghề nghiệp thường gặp là lao động phổ thông: nông dân chiếm 40% và công nhân chiếm 17,5%. Nguyên nhân chấn thương đa số là do tai nạn trong lao động và sinh hoạt. Về thời gian từ lúc khởi phát đến khi nhập viện điều trị sau 4 tuần chiếm tỉ lệ là 55%. Thị lực lúc nhập viện toàn bộ là ĐNT dưới 3m (100%). Viêm loét giác mạc có thâm nhiễm sâu và phân độ nặng (100%). Kết luận: Đặc điểm lâm sàng giúp định hướng đến chẩn đoán sớm viêm loét giác mạc do nấm: bề mặt ổ loét gồ, bờ lông vũ, sang thương vệ tinh và vị trí trung tâm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Anh Tâm (2008), “Nghiên cứu tình hình viêm loét giác mạc tại Bệnh viện Mắt Trung ương trong 10 năm (1998 – 2007)”, Luận văn thạc sỹ Y học chuyên ngành Nhãn Khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Ting D S J, et al (2021), “Infectious keratitis: an update on epidemiology, causative microorganisms, risk factors, and antimicrobial resistance”, Eye (Lond), 35(4): pp.1084-1101.
3. Soleimani M, et al (2021), “Infectious keratitis: trends in microbiological and antibiotic sensitivity patterns”, Eye (Lond), 35(11): pp.3110-3115.
4. Phạm Ngọc Đông. Đặc điểm viêm loét giác mạc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Mắt Trung Ương. Tạp Chí Nghiên Cứu Y Học. 2007
5. Khor W B, et al (2018), “The Asia Cornea Society Infectious Keratitis Study: A Prospective Multicenter Study of Infectious Keratitis in Asia”, Am J Ophthalmo, 195: pp.161-170.
6. Chidambaram J D, et al (2018), “Epidemiology, risk factors, and clinical outcomes in severe microbial keratitis in South India”, Ophthalmic Epidemiol, 25(4): pp.297-305.
7. Jongkhajornpong P, et al (2019), “Predicting factors and prediction model for discriminating between fungal infection and bacterial infection in severe microbial keratitis”, PLoS One, 14(3): pp.e0214076.
8. Trần Ngọc Huy (2020), “Khảo sát tác nhân viêm loét giác mạc nhiễm trùng tại bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ Y học chuyên ngành Nhãn khoa, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.
9. Fernandes M, et al (2015), “Comparison Between Polymicrobial and Fungal Keratitis: Clinical Features, Risk Factors, and Outcome”, Am J Ophthalmol, 160(5): pp.873-881.a