MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ MẮC BỆNH BỤI PHỔI THAN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN VÀNG DANH, NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục Tiêu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trong nghiên cứu này nhằm xác định một số yếu tố liên quan đến mắc bệnh bụi phổi than tại Công ty Cổ phần Than Vàng Danh, Quảng Ninh, năm 2021. Phương pháp: Điều tra cắt ngang toàn bộ người lao động tại công ty cổ phần than Vàng Danh, Quảng Ninh đủ tiêu chuẩn tham gia vào nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10 năm 2020 đến 31 tháng 10 năm 2021. Kết quả: Kết quả cho thấy những người có tuổi nghề trên 5 năm nhưng dưới 10 năm thì có nguy cơ mắc bụi phổi than gấp 2,634 lần so với người có thâm niên < 5 năm (95%CI: 0,293- 23,664; χ2=156,715, p<0,001). Không có sự khác nhau về nguy cơ mắc bệnh bụi phổi than giữa nam và nữ (p > 0,05). So với người lao động tiếp xúc với nồng độ bụi hạt toàn phần cộng dồn <4600 hạt thì đối tượng tiếp xúc với bụi hạt toàn phần cộng dồn với nồng độ 4600- 8689 hạt có nguy cơ mắc bụi phổi than gấp 14,196 lần (95%CI: 2,931- 68,753; p=0,001). Người lao động tiếp xúc với bụi hạt hô hấp cộng dồn với nồng độ ≥ 9757 hạt có nguy cơ mắc bụi phổi than gấp 1,044 lần so với đối tượng tiếp xúc với bụi hạt hô hấp cộng dồn với nồng độ <3160 hạt (95%CI: 0,306-3,556), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p= 0,072>0,05). Kết luận: Tại nghiên cứu này thì chưa có sự khác biệt về nguy cơ mắc bụi phổi than giữa nam và nữ, giữa hút thuốc lá và không hút thuốc lá. Người lao động khi tiếp xúc với bụi hạt toàn phần cộng dồn với nồng độ càng cao thì càng có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi than
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bụi phổi than, nguy cơ, công ty cổ phần than Vàng Danh.
Tài liệu tham khảo
2. Cohen RAC, Patel A, Green FHY. Lung Disease Caused by Exposure to Coal Mine and Silica Dust. Semin Respir Crit Care Med. 2008;29(6):651-661. doi:10.1055/s-0028-1101275
3. Nguyen AL, Matsuda S (1998), "Pneumoconiosis problem among the Vietnamese coal mine workers", J uoeh. 20(4), 353-360.
4. Carlos Humberto Torres Rey 1, Milciades Ibañez Pinilla 1, Leonardo Briceño Ayala 1, Diana Milena Checa Guerrero 2, Gloria Morgan Torres 3, Helena Groot de Restrepo 4, Marcela Varona Uribe (2015), "Underground coal mining: relationship between coal dust levels and pneumoconiosis, in two regions of Colombia, 2014". Biomed Res Int. 2015;2015:647878.
5. Laney SA, Weissman DN (2014) “Respiratory diseases caused by coal mine dust”. J Occup Environ Med, 56 (Suppl. 10): 18-22.
6. Suarthana E, Laney SA, Storey E and et al (2011), “AttfieldCoal workers' pneumoconiosis in the United States: regional differences 40 years after implementation of the 1969 Federal Coal Mine Health and Safety Act”. Occup Environ Med, 68 (2): 908-913.
7. Laney AS, Attfield MD (2010) “Coal workers' pneumoconiosis and progressive massive fibrosis are increasingly more prevalent among workers in small underground coal mines in the United States”. Occup Environ Med, 67 (3): 428-431.
8. Qing XQ, Xiang KC, Hai YL and et al (2016), “Relationship of cumulative dust exposure dose and cumulative abnormal rate of pulmonary function in coal mixture workers”. The Kaohsiung Journal of Medical Sciences, 32 (1): 44-49