KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH TỰ TIÊM INSULIN Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN NĂM 2022

Nguyễn Thị Hoài Huệ1,, Bế Hồng Thu2
1 Bệnh viện Thanh Nhàn
2 Đại học Thăng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: đái tháo đường là một bệnh không lây truyền, tuy nhiên tỷ lệ người bị bệnh này ngày càng gia tăng ở các quốc gia trên thế giới. Tiêm insuin là một trong những biệm pháp kiểm soát đường máu tốt ở người bệnh đái tháo đường type 2. Mục tiêu NC: Đánh giá kiến thức, thực hành tự tiêm insulin của người bệnh đái tháo đường type2 tại bệnh viện Thanh Nhàn năm 2022. Phương pháp NC: NC mô tả cắt ngang trên 336 người bệnh ĐTĐ type 2 tại Bệnh viện Thanh Nhàn từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 1 năm 2023. Kết quả: có 125 người (37,2%) có kiến thức đạt về tiêm insulin, cụ thể: có 91,4% NB có kiến thức đúng về thời gian ăn sau khi tiêm, 88,4% NB biết về thời gian hết hạn insulin sau mở, 87,8% người biết về thời gian bảo quản insulin mới chưa dùng; kiến thức đúng về chiều dài kim tiêm và sử dụng bút tiêm lần lượt là 23,2% và 28,0%. NB có kiến thức đúng về sử dụng bơm tiêm là 58,9%; tỷ lệ NB có kiến  thức đúng về nhận biết các bất thường của vùng tiêm với 84,3%, kiến thức sai nhiều nhất là kiến thức về luân chuyển vùng tiêm với tỷ lệ 87,2%. Về thực hành có 123 người (36,6%) có thực hành đạt, trong đó: kĩ thuật lấy liều thuốc insulin đúng với tỷ lệ 88,4%, sau đó là kỹ thuật véo da vị trí tiêm với tỷ lệ là 75,9%. Có 72,6% NB không rửa tay trước khi tiêm, 81,5% NB không vệ sinh đầu lọ thuốc trước đâm kim qua và 86,1% không sát trùng vị trí tiêm. Kết luận: Kiến thức và thực hành tiêm insulin của người bệnh còn hạn chế, cần tích cực giáo dục cho người bệnh biết về tiêm insulin để họ có thực hành tiêm an toàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế (2012). Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nội tiết.
2. Vũ Thuỳ Linh, Vũ Bích Nga, Trịnh Thị Hằng (2020). Đánh giá kiến thức và thực hành tiêm insulin của người bệnh Đái Tháo Đường điều trị tại bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tạp chí Nội tiêt và Đái tháo đường, 41, 36-43.
3. Australian Diabetes Educators Association (ADEA) (2015). Clinical Guiding Principles for Subcutaneous Injection Technique. Canberra.
4. Chakraborty P.P, Biswas S.N, Patra S (2016). Faulty injection technique: a preventable but often overlooked factor in insulin allergy. Diabetes Therapy,7(1):163–167.
5. Frid A.H, Hirsch L.J, Menchior A.R, et al (1016). Worldwide injection technique questionnaire study: population parameters and injection practices. Mayo Clinic Proceedings. 2016;91(9):1212–1223.
6. Kaiser P, Maxeiner S, Weise A, et al (2010). Assessment of the mixing efficiency of neutral protamine Hagedorn cartridges. J Diabetes Sci Technol, 4(3), 652–657.
7. Kalra S, Mithal A, Sahay R, et al (2017). Indian injection technique study: population characteristics and injection practices. Diabetes Ther. 2017;8:637–657.
8. Majumdar A, Sahoo J, Roy G, Kamalanathan S (1015). Improper sharp disposal practices among diabetes patients in home care settings: need for concern? Indian Journal of Endocrinology and Metabolism, 19(3):420–425.
9. Patil M, Sahoo J, Kamalanathan S, et al (2017). Assessment of insulin injection techniques among diabetes patients in a tertiary care centre. Diabetes Metab Syndr, 11(1), S53–S56.