ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐỘC LẬP TRONG SINH HOẠT HẰNG NGÀY Ở BỆNH NHÂN LIỆT HAI CHI DƯỚI DO TỔN THƯƠNG TỦY SỐNG TẠI BỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUNG ƯƠNG NĂM 2019 – 2020

Cầm Bá Thức1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tổn thương tủy sống (TTTS) là thương tật nghiêm trọng nhất, gây khuyết tật nặng nề. Phục hồi chức năng là vô cùng quan trọng giúp bệnh nhân (BN) vượt qua khó khăn do khiếm khuyết về thể chất và độc lập trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Mục tiêu: Đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hằng ngày ở BN liệt hai chi dưới do TTTS tại Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng Trung ương. Đối tượng: Là 31 BN liệt hai chi dưới do TTTS điều trị tại Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng Trung ương năm 2019- 2020. Phương pháp NC: Hồi cứu mô tả cắt ngang, so sánh trước và sau điều trị. Phân loại tổn thương thần kinh theo Hiệp hội TTTS Hoa Kỳ (ASIA/American Spinal Cord Injury Association), đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hằng ngày theo Chỉ số Barthel cải biên (Modified Barthel Index). Kết quả: Nam mắc nhiều gấp 1.2 lần nữ, độ tuổi từ 20-49 chiếm 57,2%; 12 BN chiếm (38,7%) tổn thương tủy hoàn toàn ASIA độ A không có sự hồi phục thần kinh, 12 BN hồi phục từ ASIA độ C sang độ D (38,7%). Sau phục hồi chức năng: Tỷ lệ bệnh nhân cần trợ giúp chăm sóc là 1 (3,2%), cần trợ giúp trên xe lăn là 8 (25,8%), độc lập trên xe lăn 6 (19,4%), cần trợ giúp đi lại là 14 (45,2%) và độc lập hoàn toàn là 2 (6,5%); Chỉ số Barthel cải biên thay đổi sau phục hồi chức năng có ý nghĩa thống kê với p < 0,001, có mối tương quan vừa giữa mức độ tổn thương tủy sống và sự hồi phục các chức năng sinh hoạt hàng ngày theo Chỉ số Barthel cải biên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wyndaele M and Wyndaele J-J M (2006), “Incidence, prevalence and epidemiology of spinal cord injury: what learns a worldwide literature survey?”, Spinal Cord, 44, pp. 523-529.
2. Cầm Bá Thức (2008), Nghiên cứu thực trạng bệnh nhân liệt hai chi dưới và đề xuất một số giải pháp can thiệp, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 128tr.
3. Lương Tuấn Khanh (1998), Đánh giá sự tiến triển ở bệnh nhân liệt hai chi dưới do chấn thương tuỷ sống kín theo Frankel, Luận văn Bác sĩ Nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội, 65tr.
4. Cầm Bá Thức, Nguyễn Xuân Nghiên, Cao Minh Châu (2014), Phục hồi chức năng tổn thương tủy sống, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 290tr.
5. Zhi-Meng Wang, Peng Zou, Jun-Song Yang , et al. Epidemiological characteristics of spinal cord injury in Northwest China: a single hospital-based study. J Orthop Surg Res. 2020 Jun 9;15(1):214. doi: 10.1186/s13018-020-01729-z.