NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG TÉ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔI ĐÃ NHIỄM COVID-19

Nguyễn Thanh Huân1,, Lê Hoàng Thiên1, Nguyễn Công Chánh1
1 Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nghiên cứu khảo sát tần suất và các yếu tố liên quan đến té ngã sau khi nhiễm COVID-19 ở người cao tuổi đã nhiễm COVID-19. Đối tượng, phương pháp: Từ tháng 5/2022 đến tháng 9/2022, nghiên cứu thu nhận 389 bệnh nhân (tuổi ≥60; tuổi trung bình: 66,9 ± 6,2; nam giới: 26,2%) đến khám tại phòng khám hậu COVID-19 tại bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Các bệnh nhân tự báo cáo về biến cố té ngã sau nhiễm COVID-19. Hồi quy logistic được sử dụng để đánh giá các yếu tố có liên quan đến té ngã. Kết quả: Có 42 bệnh nhân (10,8%) báo cáo có té ngã sau nhiễm COVID-19 (té một lần: 76,2% và té nhiều lần: 23,8%). Vị trí, thời gian và hoàn cảnh xảy ra té ngã chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là phòng ngủ, ban đêm và chóng mặt. Trong mô hình hồi quy logistic đa biến, các yếu tố liên quan đến té ngã sau nhiễm COVID-19 là nhẹ cân (OR 3,5; KTC 95% 1,1–11,9; P = 0,04) và yếu cơ chi dưới sau nhiễm COVID-19 (OR 5,9; KTC 95% 2,2–15,8; P < 0,001). Kết luận: Nghiên cứu này ghi nhận khoảng một phần mười người cao tuổi có té ngã sau khi nhiễm COVID-19. Kết quả của nghiên cứu này cũng nhấn mạnh cần có những nghiên cứu tiếp theo nhằm đánh giá sự cải thiện chỉ số khối cơ thể và sức mạnh chi dưới để giảm nguy cơ té ngã sau nhiễm COVID-19 ở nhóm dân số cao tuổi này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đoàn Văn Hậu. Khảo sát tình hình té ngã ngoại viện ở người cao tuổi điều trị nội trú tại khoa Lão - Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ Y học. 2021.
2. UNFPA. Hội nghị công bố kết quả nghiên cứu chuyên sâu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. 2019.
3. Chippa V, Aleem A, Anjum F. Post Acute Coronavirus (COVID-19) Syndrome. StatPearls Publishing, Treasure Island (FL); 2022.
4. Ha VT, Nguyen TN, Nguyen TX, Nguyen HTT, Nguyen TTH, Nguyen AT, et al. Prevalence and Factors Associated with Falls among Older Outpatients. International journal of environmental research and public health. 2021;18(8).
5. Lebrasseur A, Fortin-Bédard N, Lettre J, Raymond E, Bussières EL, Lapierre N, et al. Impact of the COVID-19 Pandemic on Older Adults: Rapid Review. JMIR aging. 2021;4(2):e26474.
6. Moreland J, Richardson J, Goldsmith C, Clase C. Muscle Weakness and Falls in Older Adults: A Systematic Review and Meta-Analysis. Journal of the American Geriatrics Society. 2004;52:1121-9.
7. Organization WH. A Global report on falls prevention epidemiology of falls. 2007.
8. Zhang YJ, Fu SH, Zhu Q, Ning CX, Luan FX, Zhang F, et al. Underweight in Men Had a Closer Relationship with Falls than Women in Centenarians. The journal of nutrition, health & aging. 2020;24.